Khi phong trào phản kháng Giáo hội Constance đang dâng cao thì vua Tiệp ra lệnh cấm đoán phái Hus hoạt động. Việc này đã như thêm dầu vào lửa đối với người dân Tiệp Khắc. Ngày 22-7-1419, nhân dân Tiệp Khắc đã tập trung về trung tâm của phái Hus phất cờ khởi nghĩa chống Giáo hội, chống phong kiến. Tháng 8-1419, vua Tiệp chết, em trai vua (người đã hỏa thiêu Hus) lên nối ngôi nhưng bị quần chúng phản đối. Đầu năm 1420, hàng chục vạn thập tự quân kéo đến Praha thảo phạt phái Hus và bảo vệ ngai vàng cho vua mới của Tiệp. Phái Hus tổ chức quân đội chống lại thập tự quân và đánh tan các mũi tấn công của thập tự quân. Tháng 8-1420, thập tự quân tổ chức tấn công phái vào dinh lũy của phái Hus nhưng đều bị thất bại. Năm 1422, quân thập tự tấn công phái Hus lần thứ ba nhưng vẫn không giành được thắng lợi. Năm 1424, thủ lĩnh phái Hus chết, nhưng nghĩa quân vẫn liên tục đánh lui thập tự quân thêm 2 lần nữa.
Biết không thể đánh thắng nghĩa quân bằng vũ lực, hoàng đế La Mã chuyển sang sử dụng các thủ đoạn chính trị, chia rẽ nội bộ và phá hoại từ bên trong phái Hus. Vì vậy, nội bộ phái Hus đã chia làm 2 phe. Một phe bao gồm các thành phần nông dân và thợ thủ công, gọi lại phe Taborite. Phe còn lại là Utraquist gồm các lãnh chúa phong kiến vừa và nhỏ, cùng thành phần khá giả trong xã hội đương thời. Phe Utraquist lo sợ thế lực của Taborite lớn mạnh sẽ thâu tóm hết quyền lực, tịch thu hết tài sản và sẽ xâm hại đến lợi ích của giai cấp mình. Còn phe Taborite lại lo ngại phe Utraquist nắm quyền sẽ duy trì chế độ phong kiến, triệt tiêu thành quả chung của toàn phái... Vì vậy, cả hai phe đều âm thầm chuẩn bị lực lượng, chờ cơ hội ra tay thủ tiêu lẫn nhau.
Năm 1433, phe Utraquist công khai phản bội phe Taborite ký với Giáo hội La Mã một hiệp định riêng và 2 phe của phái Hus đã công khai xung đột với nhau. Năm 1434, 2 phe dàn quân đánh nhau và trận đánh này đặt dấu chấm hết cho phong trào cải cách tôn giáo cũng như kết thúc cuộc chiến tranh Hus.
Chiến tranh Hus tuy chỉ kéo dài trong 15 năm nhưng đã để lại cho lịch sử nhiều bài học có giá trị. Trong đó, cuộc chiến này lần đầu tiên súng cầm tay cho người lính xuất hiện và khẳng định được ưu thế trên chiến trường, nắm vai trò quyết định trong trận đánh. Ngoài ra, việc đoàn kết nội bộ là một yếu tố thành công của bất kỳ cuộc khởi nghĩa, cuộc chiến tranh nào cũng cần phải có.
T.Phong
(Trích nguồn từ 102 sự kiện nổi tiếng thế giới)
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065