Mục tiêu của đề án là ổn định diện tích cây điều theo hướng thâm canh, cải tạo, tái canh diện tích già cỗi và năng suất thấp bằng các giống mới; áp dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, đẩy mạnh xen canh nhằm tăng năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và hiệu quả sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, tăng thu nhập cho người trồng điều, phát triển bền vững về kinh tế - xã hội và môi trường, góp phần xây dựng nông thôn mới.
ỔN ĐỊNH DIỆN TÍCH TOÀN TỈNH 181.000 HA
Cụ thể, đến năm 2020, diện tích điều ổn định toàn tỉnh 181.000 ha. Trong đó có 137.700 ha trồng trên đất nông nghiệp với khoảng 48.000 ha cho năng suất trên 3 tấn/ha, khoảng 30.000 ha cho năng suất từ 2-3 tấn/ha; 43.300 ha trồng trên đất rừng cho năng suất 1,8 tấn/ha. Các trung tâm, doanh nghiệp hằng năm sản xuất và cung ứng ra thị trường khoảng 300.000 cây giống và trên 300.000 chồi đủ tiêu chuẩn phục vụ trồng mới và ghép cải tạo. Sử dụng 100% giống điều mới (cây ghép) có năng suất, chất lượng cao, đưa tỷ lệ giống mới lên 45%, tương đương 60.000 ha (đã bao gồm 30.000 ha được trồng giống mới đến năm 2013) diện tích điều cả tỉnh; trong đó diện tích tái canh, cải tạo khoảng 30.000 ha (tái canh 25.000 ha, cải tạo 5.000 ha).
Công nhân đang phân loại hạt điều tại Công ty TNHH Mỹ Lệ (Phú Riềng)
Đến năm 2020, 90% vườn điều trong các hộ có diện tích trên 2 ha (tương đương 43.382 ha) và 50% vườn điều trong các hộ có diện tích dưới 2 ha (tương đương 43.390 ha) có điều kiện thuận lợi và ít thuận lợi về giao thông được áp dụng các biện pháp thâm canh, thực hiện tạo tán, tỉa cành, bón phân, phòng trừ sâu bệnh theo quy trình kỹ thuật và áp dụng kỹ thuật tăng tỷ lệ ra bông, đậu trái, nhất là vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, áp dụng tưới chủ động ở những nơi thuận lợi nguồn nước. Xây dựng hệ thống canh tác điều trồng xen, nuôi xen khoảng 30% diện tích với các cây trồng, vật nuôi (ca cao, gừng, nghệ, cây dược liệu..., gà thả vườn, ong lấy mật) nhằm đa dạng hóa sản phẩm và tăng thu nhập trên đơn vị diện tích điều. Trong đó điều xen ca cao khoảng 5.000 ha, chủ yếu trên đất trồng điều có nước tưới bổ sung; khoảng 2.000 ha kết hợp nuôi gà thả vườn, nuôi ong lấy mật trên đất dốc, sườn đồi ở các diện tích liền cư, thuận lợi về giao thông và gần lưới điện.
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN
Về tổ chức sản xuất hình thành ít nhất 40 câu lạc bộ liên kết sản xuất - tương ứng với diện tích từ 3.000-5.000 ha ở 121 xã, thị trấn (với khoảng 1.200 hộ) như tổ kinh tế hợp tác, tổ đoàn kết sản xuất, câu lạc bộ và liên minh nông dân trồng điều. Hình thành chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu với tổ chức của những người trồng điều trên địa bàn. Hội điều Bình Phước tổ chức, vận động các doanh nghiệp tham gia liên kết với nông dân xây dựng vườn điều lớn, vùng nguyên liệu, hỗ trợ đầu tư, hướng dẫn nông dân sản xuất và bao tiêu sản phẩm...
Tiếp tục triển khai, rà soát, điều chỉnh quy hoạch ngành công nghiệp chế biến giai đoạn 2010-2020, tầm nhìn đến năm 2025 và sắp xếp lại các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu điều theo hướng giảm đầu mối, giảm cơ sở chế biến nhỏ, không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm; phát triển các cơ sở chế biến lớn, thiết bị và công nghệ hiện đại có năng lực chế biến trên 1.000 tấn sản phẩm/năm. Trong đó, tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp có công suất thiết kế trên 100.000 tấn/năm. Nâng công suất chế biến các nhà máy chế biến lên khoảng 350.000 tấn/năm, đảm bảo chế biến hết khoảng 90% sản lượng điều của tỉnh (bao gồm cả nhập khẩu). Đến năm 2020, có 100% cơ sở chế biến được cấp giấy chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn về nhân điều xuất khẩu và 20% sản phẩm nhân điều, 50% dầu vỏ hạt điều chế biến sâu. Đến năm 2020, phấn đấu có khoảng 15.000 tấn sản phẩm sau nhân điều được chế biến sâu. Đầu tư cải tạo, nâng cấp thiết bị đồng bộ, công nghệ tiên tiến cho các doanh nghiệp chế biến dầu vỏ hạt điều với tổng công suất thiết kế trên 200.000 tấn vỏ/năm (tương đương trên 30.000 lít dầu/năm).
H. Nguyên
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065