Anh Chiến cho biết: Từ nhỏ tôi đã theo cha mẹ học làm hủ tiếu nên khi trưởng thành chọn theo nghề này. Làm hủ tiếu rất vất vả, phải thức dậy từ 3 giờ sáng để tráng bánh cho kịp lúc trời vừa sáng có bánh đem phơi. Bánh phơi vào sáng sớm sẽ dai và đậm đà hơn. Gạo làm hủ tiếu phải là loại có chất lượng cao để bánh thơm, nở, dai, mềm. Trước đây, người làm hủ tiếu phải mất nhiều thời gian và công sức mới có được sản phẩm. Bánh tráng bằng chảo to và mỗi lần chỉ tráng được một cái. Do vậy, số lượng làm ra ít nên sản phẩm chỉ đủ cung cấp cho tiểu thương ở chợ hay người bán hủ tiếu trên địa bàn. Nghề này ai chăm chỉ cũng chỉ đủ ăn nên có thời điểm, tôi tính bỏ nghề, chọn một công việc nhẹ nhàng và thu nhập cao hơn nhưng tâm huyết nên tôi bám trụ. Tuy làm hủ tiếu không thu nhập cao nhưng cũng giúp vợ chồng tôi có cuộc sống ổn định và nuôi các con trưởng thành.
Nghề làm hủ tiếu của gia đình được anh Chiến lưu giữ và phát triển
Sau khi gắn bó với nghề truyền thống của gia đình, anh Chiến đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Hiện mỗi ngày, cơ sở nhà anh sản xuất khoảng 200kg hủ tiếu, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu được cũng đủ cho gia đình trang trải cuộc sống. Những ngày giáp tết Nguyên đán thời tiết khô ráo, thuận lợi phơi bánh và nhu cầu tăng nên số lượng hủ tiếu gia đình làm gấp 2-3 lần ngày thường. Cơ sở vẫn thực hiện đầy đủ các công đoạn để bánh đảm bảo chất lượng.
Theo dõi quy trình sản xuất, chúng tôi nhận thấy, để có được sợi hủ tiếu dai, ngon phục vụ người tiêu dùng, người làm phải thực hiện khá nhiều công đoạn. Trước tiên là vo gạo, ngâm qua đêm rồi xay thành bột mịn, sau đó lọc bỏ nước lấy bột đặc để tráng sao cho bánh dày khoảng 1mm, rồi phơi cho se, sau đó cắt thành sợi. Để sợi hủ tiếu có độ dai, ngon mà không dùng chất phụ gia độc hại, người làm phải pha thêm bột năng hoặc bột khoai.
Anh Chiến cho biết: “Trước đây, mọi công đoạn đều làm thủ công nên số lượng sản xuất hạn chế. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm và giảm công lao động trong sản xuất, tôi đã đầu tư máy móc thay thế phương pháp làm thủ công đối với các công đoạn xay bột, trộn bột, tráng bánh, cắt bánh thành sợi. Để tiết kiệm năng lượng, giữ nhiệt, hạn chế khói bụi, tôi lắp đặt đường ống hơi, lắp biến tần cho băng tải và thực hiện nghiêm các quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm”. Nhiều công đoạn anh Chiến vẫn làm thủ công để giữ lại nét đặc trưng nghề truyền thống của gia đình.
“Ngày nay, người lao động có nhiều cải tiến, đưa máy móc, thiết bị vào sản xuất nhưng chất lượng bánh không do máy móc quyết định mà do kỹ thuật, kinh nghiệm được đúc kết từ quá trình lao động. Tên tuổi của một sản phẩm không chỉ phụ thuộc một công đoạn nào đó mà đòi hỏi sự hoàn hảo ở tất cả khâu cùng cái tâm của người thợ” - anh Chiến nói.
Hữu Dụng
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065