Bị cáo Phạm Hải Bằng (bên trái) và đồng bọn - Nguồn TTXVN
Theo cáo trạng, nhóm cựu cán bộ ngành đường sắt do Phạm Hải Bằng, nguyên Phó giám đốc Ban quản lý các dự án đường sắt (RPMU) cầm đầu cùng với thuộc hạ đã vòi vĩnh và nhà thầu Nhật Bản phải “bôi trơn” để có được dự án với tổng số tiền tham nhũng 11 tỷ đồng. Tại cơ quan điều tra, nhóm đối tượng này khai phần lớn số tiền tham nhũng được chi cho các hoạt động tiếp khách, tham quan du lịch. Xét thấy hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thỏa thuận với nhà thầu chi tiền ngoài hợp đồng của Bằng và đồng bọn đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của quốc gia, ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong việc vay vốn và sử dụng vốn ODA, Trung ương đã chọn đây là 8 vụ “đại án” đưa ra xét xử công khai trước ngày diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc. Được biết để tránh những sơ suất xảy ra khi mở tòa, trước đó chủ tọa phiên tòa đã sử dụng biện pháp ngăn chặn bằng việc yêu cầu tạm giam 6 bị cáo của vụ án. Điều đó thể hiện quyết tâm của các cơ quan bảo vệ pháp luật để không bị ảnh hưởng bởi sự tác động nào trong việc xét xử đúng người, đúng tội.
Cũng như trong nhiều vụ án tham nhũng khác, các vị cựu quan chức ngành đường sắt trong vụ án này là những người rất am tường pháp luật. Thế nhưng thay vì sử dụng sự hiểu biết đó để phục vụ công việc tốt hơn, họ đã lợi dụng những kẽ hở của pháp luật, bỏ qua các quy định trong chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và giẫm đạp lên dư luận để trục lợi cá nhân. Đáng nói là sự vi phạm của Phạm Hải Bằng và đồng bọn diễn ra từ lâu nhưng chưa được cấp nào kiểm tra, kiểm soát và ngăn chặn nên đã gây hậu quả nghiêm trọng. Qua xét xử, các bị cáo đã bị tuyên phạt tổng cộng 52 năm tù giam; bị kê biên tài sản để khắc phục hậu quả. Riêng Phạm Hải Bằng với vai trò lớn nhất trong vụ án đã bị tuyên phạt 12 năm tù giam và nộp ngân sách 4,9 tỷ đồng.
Trong thực tế, vẫn có những trường hợp cán bộ vi phạm kỷ luật nhưng không bị xử lý mà lại được điều chuyển sang làm công việc khác, thậm chí ở vị trí cao hơn. “Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa”, chỉ một vài vụ việc vi phạm được xử lý không triệt để, không nghiêm minh đã tạo nên dư luận xấu và được truyền đi rất xa. Trong vụ án này, việc xét xử công khai, minh bạch với mức án nghiêm khắc đối với từng bị cáo đã được dư luận cả nước hoan nghênh. Dẫu chúng ta đã mất đi 6 cán bộ, song Đảng, Nhà nước và nhân dân không sợ mất đi những con người cụ thể, dù họ ở cương vị nào, mà chỉ sợ kỷ cương, phép nước không nghiêm, rồi mất đi niềm tin của quần chúng đối với vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng.
Trước thềm đại hội Đảng, các thế lực cơ hội, thù địch đang xem Đảng và Nhà nước ta xử lý thế nào đối với các vụ việc, nhất là các vụ vi phạm trong quản lý kinh tế. Nếu vì một lý do gì đó mà xử lý không nghiêm minh, để lọt tội phạm sẽ tạo cớ cho chúng tuyên truyền, nói xấu Đảng, Nhà nước, làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng và nhà nước.
Thảo Nguyên
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065