>> Luật phải bổ sung cơ chế quản lý rủi ro cho người tham gia bảo hiểm
>> Chính phủ cần quyết liệt cắt giảm thủ tục hành chính
>> Thư viện phải liên thông để chia sẻ tư liệu quý
Thời gian qua, nạn tín dụng đen đã thu hút quan tâm của dư luận, bởi những hậu quả khôn lường của nó gây ra với người dân và trật tự an toàn xã hội. Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, Bộ Công an cho biết, từ năm 2015 đến hết 2018, cả nước xảy ra 7.624 vụ phạm tội liên quan tín dụng đen. Trong đó, có 56 vụ giết người, 389 vụ cố ý gây thương tích, 629 vụ cướp tài sản, 836 vụ cưỡng đoạt tài sản, 1.809 vụ lừa đảo, 3.581 vụ lạm dụng tín nhiệm...
Cuối năm 2018, cơ quan chức năng ở thành phố Đồng Xoài đã phát hiện 1 công ty đóng tại phường Tân Bình có rất nhiều tờ rơi, card quảng cáo cho vay tiền. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện nhiều giấy tờ vay tiền của người dân dưới hình thức cầm cố tài sản, nhà cửa, xe máy. Mới đây, lực lượng công an tỉnh và huyện Bù Đốp triệt phá một nhóm cho vay tiền theo dạng tín dụng đen và bắt giữ 4 đối tượng để điều tra. Nhóm này khai nhận trong thời gian từ tháng 11-2018 đến tháng 1-2019, chúng đã cho 171 trường hợp vay 1 tỷ 525 triệu đồng với lãi suất tương đương từ 240- 540%/năm tùy thời gian vay...
Sau khi triệt phá nhóm đối tượng này, lãnh đạo Công an tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị quyết liệt đấu tranh, xử lý và triệt phá nạn tín dụng đen. Song, loại tội phạm này hiện như chiếc vòi bạch tuộc vươn đến mọi ngõ ngách trong cuộc sống qua việc cho vay tiền tiêu dùng nhanh, gọn, không cần tài sản thế chấp. Người vay chỉ cần gọi điện thoại là có tiền ngay lập tức nên nhiều gia đình thiếu hiểu biết đã dính bẫy của tín dụng đen với lãi suất “cắt cổ”. Khi người vay mất khả năng thanh toán thì chúng xiết tài sản, bắt cóc, đe dọa tống tiền hay đánh đập, hành hạ con nợ như thời trung cổ.
Trước thực trạng nêu trên, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường xử lý vấn nạn tín dụng đen. Ngành ngân hàng đã tung ra gói tín dụng 5.000 tỷ đồng để giải quyết nhu cầu vay vốn trong nhân dân. Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 25-4-2019 về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và chính quyền các cấp tăng cường kiểm soát chặt chẽ hộ kinh doanh dịch vụ cầm đồ, đòi nợ; mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm tín dụng đen.
Tuy nhiên, để chặt đứt “vòi bạch tuộc” này, cần phải nhanh chóng xây dựng bộ quy tắc, chế tài xử lý như đề xuất của Ủy ban Kinh tế Quốc hội. Còn với người dân, không vay nóng, vay tiền từ những cá nhân, tổ chức cho vay trái phép; không tham gia hoạt động góp vốn, huy động vốn với người khác để cho vay và không được môi giới, bao che, tiếp tay các đối tượng hoạt động tín dụng đen. Đặc biệt, ngành viễn thông cần có chế tài xử lý các nhà mạng không có giải pháp ngăn chặn và cắt tất cả thuê bao di động in trong tờ rơi quảng cáo của những đối tượng cho vay tiền trái phép.
Tấn Phong
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065