Đến thời điểm này, tốc độ lây lan của DTLCP đã chững lại nhờ sự quyết liệt của các cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Tuy nhiên, để ngành chăn nuôi phát triển bền vững rất cần có những giải pháp mang tính lâu dài nhằm kiểm soát dịch bệnh trên gia súc hiệu quả. Tại hội nghị triển khai công tác phòng chống dịch mới đây, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng, DTLCP đã xuất hiện trên thế giới gần 100 năm nay và đến thời điểm này các tổ chức quốc tế vẫn chưa tìm ra vắc-xin phòng bệnh cũng như chưa tìm được thuốc đặc trị chữa bệnh. Qua hơn 2 tháng xảy ra dịch bệnh, chúng ta rút ra được kinh nghiệm là tất cả cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học đều không bị nhiễm DTLCP. Để ngăn chặn sự lây lan của dịch, giải pháp tối ưu hiện nay là phải chăn nuôi sinh học, không để vi-rút DTLCP xâm nhiễm vào các trang trại lớn chăn nuôi chất lượng cao, công nghệ cao.
Bình Phước hiện có số hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ lớn với quy mô hơn 130 ngàn con, hầu hết chăn nuôi đan xen trong các khu dân cư, không thường xuyên vệ sinh phòng bệnh, sử dụng thực phẩm dư thừa trong chăn nuôi khá phổ biến. Song song đó, các hoạt động buôn bán, giết mổ, vận chuyển lợn bệnh từ các nơi đang có dịch đến làm tăng nguy cơ xâm nhập, lây lan bệnh. Trong khi thời tiết, khí hậu biến đổi bất lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển và phát tán. Tỉnh còn phải đối phó với nguy cơ DTLCP từ nước ngoài, nhất là tại các huyện biên giới giáp Vương quốc Campuchia và các tỉnh đang có dịch xâm nhiễm thông qua hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ sản phẩm từ lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc. Trong khi trên địa bàn tỉnh đang có 251 trang trại chăn nuôi lợn với tổng đàn trên 739 ngàn con. Nếu để xảy ra dịch sẽ gây tổn thất rất lớn về kinh tế, cả về trước mắt cũng như lâu dài. Do đó, chăn nuôi an toàn sinh học sẽ là giải pháp tối ưu, giúp duy trì sự phát triển ổn định và bền vững của ngành chăn nuôi Bình Phước.
Tuy nhiên, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, thì giải pháp trước mắt là các cấp và ngành chức năng phải tập trung ngăn chặn, phát hiện, xử lý nghiêm những trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật từ nước ngoài vào tỉnh tại khu vực biên giới giáp Campuchia và từ các tỉnh, thành đang có dịch bệnh. Thực hiện vệ sinh, tiêu độc, phun thuốc khử trùng tại cơ sở chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ động vật và sản phẩm động vật. Tăng cường tập huấn phòng, chống bệnh DTLCP tại các huyện, thị có số lượng trang trại chăn nuôi lớn... Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức phòng chống dịch; kịp thời thông báo cơ quan chức năng khi phát hiện lợn có biểu hiện bất thường... và không quay lưng với thịt lợn.
Lâm Phương
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065