Với nghề y học cổ truyền, bao thế hệ gia đình tôi lưu giữ cây thuốc ấy từ đó đến nay. Tôi chỉ mong sao các nhà khoa học chung tay nghiên cứu, chiết xuất, vo viên tinh dầu dược học của nó thành thuốc để chữa bệnh nan y, cứu người. Được thế, cây sâm đại quang không chỉ giúp người nghèo thoát khỏi “lưỡi hái tử thần” của bệnh nan y mà còn mở ra hướng đi mới cho ngành nông nghiệp công nghệ cao cất cánh” - thầy thuốc gia truyền Nguyễn Xuân Nguyên bộc bạch ước nguyện trước giá trị dược liệu của cây sâm đại quang.
PHƯƠNG THUỐC BÍ TRUYỀN
Rong ruổi, tá túc khắp ngoài Bắc, trong Nam với bao sóng gió của cuộc đời, cuối cùng nhà bốc thuốc nam Nguyễn Xuân Nguyên định cư ở ấp 1, xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh. Ông sinh ra trong gia đình với nghề đông y gia truyền ở tỉnh Hà Nam. Sau khi xuất ngũ năm 1984, ông chuyển vào định cư ở tỉnh Kiên Giang rồi tiếp tục di cư sang huyện Củ Chi trồng sâm, chữa bệnh cứu người từ năm 2012. Bài thuốc đầu tiên được ông ứng dụng chữa bệnh khối u não “thập tử nhất sinh”của chính bản thân vào năm 2016. Sau đó, ông tiếp tục chữa cho nguyên Hiệu trưởng Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh An Giang Vũ Đức Nhâm.
“Năm 2017, căn bệnh viêm gan siêu vi C giai đoạn cuối của tôi tái phát cùng với khối u. Bệnh viện Thống Nhất (TP. Hồ Chí Minh) đã vào hóa chất cùng với 7 lần đặt sten nhưng vẫn không thuyên giảm. Từ giai đoạn cuối của bệnh viêm gan sinh ra bệnh tiểu đường làm tôi sụt giảm 7kg. Cả 2 bệnh nan y làm cho tình trạng sức khỏe tôi ngày càng cạn kiệt, bác sĩ Bệnh viện Thống Nhất tiên đoán tôi sẽ không qua khỏi. Rất may sao tôi lại gặp được thầy thuốc Nguyễn Xuân Nguyên cho thuốc nam mà thành phần chính là sâm đại quang. Sau 3 ngày dùng thuốc đã thấy ăn ngon, ngủ khỏe. Tôi tiếp tục sử dụng đến 7 ngày thì thấy cơ thể không còn mệt mỏi. Từ đó, tôi dùng bài thuốc của thầy Nguyên đến nay” - thầy Vũ Đức Nhâm chia sẻ.
“Em là người của khoa học nên chỉ tin vào khoa học. Tất cả giải pháp tốt nhất của ngành tân dược hầu như em đã trải qua, nhưng căn bệnh u xơ cổ tử cung của em sau 3 năm vẫn không chữa khỏi. Trước khi sử dụng thuốc của thầy Nguyên, em không nói về tình hình căn bệnh của mình mà để thầy tự tìm kiểm căn nguyên và lên phương án chữa bệnh. Nhận thấy những phân tích của thầy hợp lý với tình trạng sức khỏe và căn bệnh của mình nên em mới lấy thuốc sử dụng thử. Kết quả thật khó tin, căn bệnh của em đã khỏi hẳn sau 20 ngày sử dụng. Năm ngoái, mẹ em bị khối u não phải mổ nằm bất động như thực vật, các bác sĩ tây y đã nhiều lần động viên gia đình chuẩn bị tâm lý trước tình trạng sức khỏe của mẹ. Trong tình thế không còn gì để mất, em cho mẹ sử dụng bài thuốc từ cây sâm đại quang. Không ngờ, mẹ em dần dần hồi sức mà ngay cả bác sĩ tây y cũng đặt câu hỏi nghi ngờ. Em tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin, lấy bằng thạc sĩ ở Mỹ. Con em chỉ mới 3 tuổi, nỗi khát khao làm mẹ trong em không gì có thể so sánh được. Cây sâm đại quang được xem là ân nhân đã cứu cả gia đình và sinh ra em lần thứ 2 vậy” - thạc sĩ công nghệ thông tin Lê Thị Phương Hảo (phường Tân Phong, quận 7, TP. Hồ Chí Minh) cho hay.
Cây sâm đại quang được thầy thuốc Nguyễn Xuân Nguyên chính thức trồng và đưa vào nghiên cứu từ năm 2012 tại huyện Củ Chi. Mất 4 năm trồng và đưa ra Viện Dược liệu thuộc Bộ Y tế và Viện An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia phân tích các dược tính có trong cây sâm đại quang, ông mới đưa vào chữa bệnh. Theo phân tích của Viện Dược liệu, cây sâm đại quang có đến 20 loại dược tính khác nhau. Trong đó, các nhóm chất flavonoid, coumarin, đường khử và triterpenoid khá cao. Đặc biệt là hàm lượng Tanin nguyên chất cao với đặc tính Tanin như một dung môi hòa tan tất cả mỡ trong máu, mảng bám trên thành vạch thận. Ngoài tác dụng bồi bổ cơ thể, nó còn tái tạo gan và làm sáng mắt nên đại y sư Tuệ Tĩnh mới đặt tên là sâm đại quang. Từ năm 2016 đến nay, thầy thuốc Nguyễn Xuân Nguyên đã dùng sâm đại quang phối hợp với 4 loại thảo dược như cỏ lạc tiên, trứng đất... có tại địa phương để chữa hàng ngàn bệnh nhân mắc bệnh nan y cho kết quả khá khả quan.
CẦN MỘT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Năm 2017, thầy thuốc Nguyễn Xuân Nguyên chuyển giao 2.000 cây giống và kỹ thuật trồng, chăm sóc sâm đại quang cho nhà nông Tống Văn Hường ở xã Phước Sơn, huyện Bù Đăng và chị Lê Thị Thu Phượng ở khu phố Tân Trà, phường Tân Xuân, thành phố Đồng Xoài với giá 200 ngàn đồng/cây giống. Sau 2 năm trồng và chăm sóc, cây sâm đại quang tỏ ra khá thích nghi với vùng đất Bình Phước.
Nhà nông Tống Văn Hường cho biết, từ khi trồng cây sâm đại quang đến lúc thu hoạch chỉ mất 1 năm. Sau 1 năm, sâm đại quang cho năng suất bình quân từ 1,5-2 lạng/cây. Thu nhận củ sâm đại quang được ông Tống Văn Hường trồng và chăm sóc, chính thầy thuốc Nguyễn Xuân Nguyên cũng không ngờ cây sâm đại quang lại thích nghi khá tốt với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng của Bình Phước. Thế nhưng đầu ra của loài cây thảo dược này hiện nay không được ổn định.
Phần lớn sản lượng củ sâm của 2 nhà nông Tống Văn Hường và Lê Thị Thu Phượng thu hoạch được đều dùng sơ chế rồi ngâm rượu để tạo dựng thương hiệu rượu sâm đại quang của tỉnh Bình Phước. Đầu mùa mưa năm 2019, ông Tống Văn Hường tiếp tục chuyển giao cây giống cho một số nông hộ ở xã Phước Sơn, huyện Bù Đăng với giá 100 ngàn đồng/cây giống.
Sau 3 năm đưa cây sâm đại quang vào bài thuốc gia truyền của gia đình để chữa bệnh cứu người, thầy thuốc Nguyễn Xuân Nguyên đã chữa khỏi cho hàng ngàn bệnh nhân từ Nam chí Bắc. Tuy nhiên, đó chỉ là những kết quả bước đầu do chính thầy thuốc Nguyễn Xuân Nguyên tự nghiên cứu. Còn hiện tại vẫn chưa có một đề tài khoa học nào nghiên cứu về giá trị dược liệu của cây sâm đại quang một cách chính thống.
Thực tế củ sâm đại quang hiện nay được bán trên thị trường với nhiều mức giá khác nhau. Thầy thuốc Nguyễn Xuân Nguyên cho biết, củ sâm đại quang sau khi sơ chế để dùng làm thuốc chữa bệnh được bán với giá 100 triệu đồng/kg. Cây sâm rất dễ trồng và chăm sóc, thậm chí trồng như rau nếu nắm được quy trình sinh trưởng của chúng. Chỉ cần 1m2 đất có thể làm ra 1kg củ sâm mỗi năm. Điều đó cũng có nghĩa 1m2 đất có thể cho người nông dân thu hoạch cả trăm triệu đồng mỗi năm.
Thế nhưng cây sâm đại quang hiện nay chưa được nghiên cứu tới nơi tới chốn và chưa có nhà máy chế biến dược liệu từ cây thuốc này nên không thể trồng đại trà với số lượng lớn. Gia đình thầy thuốc Nguyễn Xuân Nguyên chỉ thu mua lại củ sâm đại quang có hạn để dùng vào việc chữa bệnh chứ không thể thu mua số lượng lớn. Đây cũng chính là lý do vì sao nhà thuốc nam Nguyễn Xuân Nguyên chưa muốn chuyển giao cây giống cũng như quy trình trồng, chăm sóc và thu hái củ sâm đại quang cho nông dân một cách đại trà. Hy vọng cây sâm đại quang sớm được các nhà khoa học nghiên cứu, mổ xẻ một cách bài bản để làm cơ sở khoa học cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp bằng loài thảo dược quý hiếm đang còn bỏ ngỏ này.
Tôi chỉ học đến lớp 10 nên không thể làm thành một đề tài báo cáo khoa học được. Thực tế chứng minh cây sâm đại quang có giá trị về mặt dược liệu rất tốt. 80% thuốc tây y được bào chế từ các loài thảo dược. Tôi chỉ mong sao gặp được các nhà đam mê dược học cùng nghiên cứu, bóc tách đặc tính dược liệu của cây sâm đại quang để chữa các bệnh nan y, nhất là đối tượng công nhân, hộ nghèo để giúp họ thoát bệnh hiểm nghèo với chi phí thấp nhất. Thầy thuốc Nguyễn Xuân Nguyên |
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065