Trong hệ thống chính trị, bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương ở Việt Nam ngày càng nhiều cơ quan, tổ chức sử dụng MXH để làm việc, giải quyết thủ tục hành chính, giữ mối liên hệ với người dân, nắm bắt và giải quyết kịp thời những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Điều này cũng được nêu cụ thể tại Mục 3, Điều 4 của Luật An ninh mạng: “Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trên không gian mạng”… Tuy nhiên, thực tế hiện nay người dùng internet, MXH không thấy rõ sự gắn bó giữa quyền lợi với nghĩa vụ và trách nhiệm của mình khi tham gia. Tình trạng tin giả, lừa đảo, xuyên tạc, bịa đặt qua MXH bùng phát một phần do nhận thức hạn chế, thiếu kiến thức và kinh nghiệm cần thiết. Vì vậy, không ít người không biết thông tin mình tiếp cận là đúng hay sai, có cơ sở khoa học hay không và tác động, ảnh hưởng đến người khác, đến xã hội như thế nào nên đã đăng tải, chia sẻ, bình luận một cách tùy tiện, vô trách nhiệm... Lợi dụng điều này, các thế lực thù địch, phản động tạo ra rất nhiều thông tin giả, thông tin xấu, độc nhằm tuyên truyền xuyên tạc, kích động, làm nhiễu loạn thông tin, gây hoang mang trong dư luận, tạo sự bất ổn về an ninh trật tự để chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Theo thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2020, trên không gian mạng xuất hiện tràn lan thông tin sai sự thật, tin giả, tin chưa được kiểm chứng, gây hoang mang trong dư luận nhân dân. Đặc biệt, đã phát hiện hàng chục ngàn bài viết, bình luận sai sự thật trong “cơn bão tin giả” liên quan đến tình hình dịch Covid-19; hơn 700.000 bài viết, thông tin, video có nội dung xấu, độc, tuyên truyền phá hoại tư tưởng, chống Đảng và Nhà nước, kêu gọi kích động biểu tình trên không gian mạng. Ngoài ra, tội phạm sử dụng không gian mạng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản diễn ra phức tạp, xảy ra ở nhiều địa phương trong cả nước với trên 500 vụ. Thủ đoạn chủ yếu của chúng là giả danh lực lượng chức năng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trên địa bàn Bình Phước, chỉ tính riêng từ năm 2019 đến nay, lực lượng Công an tỉnh đã phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và xử lý 56 trường hợp vi phạm. Trong đó, đã tham mưu xử lý hình sự 1 trường hợp, xử phạt hành chính 18 trường hợp, với các lỗi vi phạm chủ yếu: lộ lọt bí mật nhà nước, đăng tin sai sự thật gây hoang mang trong dư luận, gây mất đoàn kết nội bộ.
Để đối phó với nạn tin giả, tin xấu, độc trên không gian mạng, mỗi người dân cần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, nhất là người tham gia MXH cần tỉnh táo trong tiếp cận thông tin để tránh bị lợi dụng tiếp tay cho kẻ xấu. Mỗi chúng ta hãy trở thành những người “tiêu dùng thông thái” khi tham gia vào “chợ thông tin” này. Đồng thời kiên quyết vạch trần và đấu tranh không khoan nhượng với những tổ chức, cá nhân lợi dụng vấn đề này để vi phạm pháp luật, đi ngược lại lợi ích của đất nước và nhân dân.
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065