Để hiểu rõ hơn về tình hình bệnh nhân lao kháng thuốc và việc áp dụng thuốc mới, phác đồ mới vào điều trị hiệu quả hơn thế nào, phóng viên VietnamPlus đã có cuộc trao đổi với phó giáo sư Nguyễn Viết Nhung - Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình phòng chống Lao quốc gia về các vấn đề trên.
Báo động tỷ lệ kháng thuốc lao
- Bệnh lao vẫn là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến ảnh hưởng đến cộng đồng nhất tại Việt Nam. Ông có thể cho biết tình hình bệnh nhân mắc bệnh lao tại Việt Nam hiện nay?
Phó giáo sư Nguyễn Viết Nhung: Mỗi năm trên toàn quốc có khoảng 130.000 bệnh nhân mắc lao mới, tuy nhiên chúng ta mới chỉ phát hiện được khoảng 70%, còn 30% bệnh nhân lao trong cộng đồng chưa được phát hiện. Đây là điều đáng lo ngại, bởi những người mắc lao chưa được phát hiện sẽ là nguy cơ lây lan bệnh lao ra cộng đồng.
Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là Việt Nam làm sao phấn đấu phát hiện được hết bệnh nhân lao và tiến hành điều trị đúng cho họ. Đây chính là cách giảm tỷ lệ kháng thuốc.
- Hiện nay, sự bùng phát của bệnh lao kháng thuốc đang là mối đe dọa hàng đầu cho công tác phòng chống bệnh lao trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam. Ông có thể nói rõ hơn về thực trạng lao kháng thuốc của việt Nam, sự cần thiết thay đổi phác đồ điều trị?
Phó giáo sư Nguyễn Viết Nhung: Hiện nay, Việt Nam xếp vào 14/27 nước có tỷ lệ bệnh nhân lao kháng thuốc cao.
Vừa qua, sau điều tra về tình hình bệnh nhân lao kháng thuốc cho thấy thấy tỷ lệ kháng thuốc của việt Nam không ít. Nếu xét trên phạm vi toàn cầu năm 2015, có 20 nước được đánh giá có tỷ lệ lao kháng thuốc cao Việt Nam đứng thứ 11.
Tại Việt Nam, một năm có hơn 5.000 bệnh nhân lao kháng thuốc xuất hiện, trong đó gần 6% là lao siêu kháng thuốc.
Những con số trên cho thấy Việt Nam đang ở mức báo động tỷ lệ kháng thuốc lao cao. Trước đây, chúng ta chưa có thuốc chữa, chưa có thông tin. Hiện nay, đã có những cơ hội điều trị cho người bệnh lao kháng thuốc, kể cả bệnh nhân siêu kháng thuốc cũng có cơ hội.
Lao kháng thuốc là kháng lại hai loại thuốc cơ bản chữa lao. Ở bệnh nhân đa kháng thuốc, tức là ngoài khánh hai loại này kháng thêm 2 loại điều trị lao hạng hai. Còn ở những bệnh nhân siêu kháng thuốc, có thể nói nhìn chung không có thuốc chữa.
Phác đồ điều trị mới: Rút ngắn thời gian
- Việc Việt Nam triển khai đưa thuốc lao và phác đồ điều trị mới vào là một cơ hội mới cho những bệnh nhân lao kháng thuốc. Phác đồ điều trị mới có hiệu quả hơn như thế nào so với phác đồ cũ thưa ông?
Phó giáo sư Nguyễn Viết Nhung: Thuốc lao mới để giải quyết những trường hợp bệnh nhân lao siêu kháng thuốc. Bên cạnh đó, những trường hợp lao đa kháng thuốc nhưng không dung nạp thuốc hiện tại thì cũng là các đối tượng phải dung thuốc mới. Ngoài ra, có những bệnh nhân không kháng hai loại thuốc cơ bản, chỉ kháng một loại đã có nguy cơ không điều trị được, nay có thể dùng loại thuốc mới để điều trị.
Trước đây, phác đồ điều trị cho bệnh nhân lao đa kháng thuốc vẫn là 20-24 tháng, đây là thời gian quá dài. Chính vì thời gian điều trị quá dài như vậy nên đã có rất nhiều bệnh nhân không theo được.
Phác đồ mới điều trị bệnh nhân lao kháng thuốc đã rút ngắn xuống chỉ còn chín tháng, thời gian rút ngắn quá một nửa. Phác đồ chín tháng đã được thí điểm, kiểm nghiệm và Việt Nam bắt đầu đưa vào áp dụng.
Nguồn TTXVN
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065