Mặc dù các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, diễn đàn liên quan, nhưng đây vẫn là vấn đề còn rất mới mẻ với rất nhiều người dân, nhất là nông dân chuyên làm vườn. Bởi trên thực tiễn vẫn còn sự nhầm lẫn giữa nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp sạch, vì mỗi loại đều có tiêu chuẩn riêng. Cụ thể, nông nghiệp hữu cơ là sản xuất theo kiểu tự nhiên, truyền thống lâu đời của con người mà tạo ra sản phẩm. Theo quy định của IFOAM (Tổ chức Bảo vệ quốc tế về nông nghiệp hữu cơ), sản phẩm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ thì giống cây trồng do con người chọn lọc, bảo quản, không phải giống chuyển gen; đất trồng không sử dụng phân hóa học, không dùng thuốc diệt cỏ và sử dụng nước sạch... Sản phẩm khi thu hoạch, vận chuyển, chế biến, bảo quản cũng phải sử dụng công cụ, bao bì, đồ chứa sạch và không sử dụng các chất bảo quản. Còn với nông nghiệp sạch vẫn cho phép sử dụng tất cả loại giống, kể cả giống chuyển gen, cho phép sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, trừ cỏ bằng hóa học. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn sạch phải không được vượt ngưỡng quy định của từng nước, từng khu vực hay quy định chung của thế giới.
Diễn đàn cũng cho thấy, lợi ích chính của làm vườn hữu cơ là giảm dư lượng hóa chất độc hại trong thức ăn cho gia đình; bảo vệ môi trường sống cho gia đình và cộng đồng; giảm phát thải khí nhà kính... Đặc biệt, khi sản phẩm nông nghiệp hữu cơ được các tổ chức có uy tín cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng sẽ có rất nhiều doanh nghiệp ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
Bình Phước hiện có hàng trăm ngàn hécta điều, tiêu, cà phê cùng gần 9 ngàn hécta cây ăn trái, trong đó có nhiều loại trái cây thơm ngon nổi tiếng, như chôm chôm, bưởi da xanh, bơ sáp, sầu riêng... Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp hữu cơ trong tỉnh vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa hình thành được các vùng chuyên canh hàng hóa quy mô lớn, nên hầu hết sản phẩm nông sản của tỉnh được bán với giá thấp và chưa có loại trái cây đặc sản nào thâm nhập được vào các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản...
Để nâng cao chất lượng và giá trị các mặt hàng nông sản trong tỉnh, ngành nông nghiệp và hội nông dân các cấp cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hiểu biết về nghề làm vườn hữu cơ; xây dựng và nhân rộng các mô hình vườn mẫu sản xuất rau, quả hữu cơ, trước hết là trong khuôn viên hộ gia đình. Đồng thời, chủ động kết nối người làm vườn hữu cơ với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp hữu cơ và tiêu thụ nông sản hữu cơ. Tư vấn, phản biện và đề xuất chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế vườn hữu cơ; tổ chức hội thảo quốc tế để cập nhật thông tin, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm làm vườn hữu cơ... Nếu được, có thể tổ chức nhiều hơn nữa những diễn đàn như nêu trên ở các vùng chuyên canh nông nghiệp để người nông dân được biết và tham gia phản biện.
Lâm Phương
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065