Như vậy, nếu cộng cả số ngày nghỉ phép năm, người lao động Việt Nam được nghỉ tối đa 22 ngày trong 1 năm đối với người có hợp đồng lao động dài hạn hoặc từ 1 năm trở lên (gồm 12 ngày nghỉ phép và 10 ngày nghỉ dịp lễ, tết), không kể người làm bán thời gian, lao động thời vụ hay hợp đồng ngắn hạn. Nếu so với các nước phát triển, như Pháp, Đức, Hungary..., mỗi năm số ngày nghỉ bình quân từ 30-40 ngày thì số ngày nghỉ của Việt Nam còn khá khiêm tốn và chỉ ở mức trung bình.
Tuy nhiên, khi đề án được ban hành đã có không ít ý kiến cho rằng: Việt Nam có rất nhiều ngày lễ kỷ niệm, như Ngày thầy thuốc (27-2), Ngày nhà giáo (20-11), Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21-6)..., vậy phải tri ân thế nào cho phù hợp? Trong cơ chế thị trường, nhất là từ kinh nghiệm của các nước tiên tiến không nên đưa ra quá nhiều ngày nghỉ. Nghỉ quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sản xuất của các doanh nghiệp, hạ thấp năng suất của người lao động do thời gian chính là sản phẩm, nghỉ 1 ngày sẽ giảm biết bao nhiêu sản lượng. Chúng ta cần xác định, phải lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm, phải biết tiết kiệm, yêu quý thời gian...
Giữa lúc dư luận xã hội đang sôi nổi bàn luận về vấn đề này, thì ngày 2-4-2019, đại diện Bộ LĐ-TB&XH đã ký ban hành Quyết định số 476/QĐ-LĐTBXH thay thế Quyết định số 260/QĐ-LĐTBXH, trong đó quyết định này không còn đề cập lấy ý kiến về việc bổ sung ngày nghỉ lễ Tri ân người có công. Đồng thời, trả lời các cơ quan truyền thông về sự thay đổi này, đại diện Bộ LĐ-TB&XH cho biết: Bộ đã sơ suất đưa thông tin về bổ sung một ngày nghỉ lễ 27-7 trong nội dung triển khai tuyên truyền. Thông tin nghỉ lễ trên còn đang ở dạng nghiên cứu và chưa chính thống...
Một chính sách mới được ban hành là nhằm cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật, tạo căn cứ pháp lý để thực thi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Khi đưa ra công luận, chính sách phải được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học, có sự phân tích kỹ tình hình thực tế mới bảo đảm chính sách đi vào cuộc sống và mang lại hiệu ứng tích cực. Do vậy, xây dựng chính sách không thể bắt nguồn từ ý muốn chủ quan của cơ quan nhà nước mà phải xuất phát từ hiện thực khách quan, biện chứng các vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội và có phương án giải quyết phù hợp với điều kiện thực tế.
Đây không phải là trường hợp hy hữu trong việc ban hành chính sách, bởi trước đó đã có không ít ngành, địa phương có những chính sách được làm theo kiểu cho có, gây bất bình dư luận. Để bảo đảm nhất quán trong việc ban hành chính sách, tránh gây bất bình dư luận, rất mong các cấp và ngành chức năng nên bắt đầu một quy trình hoạch định chính sách mới với sự tham gia của tất cả các bên liên quan và phải lấy nhu cầu thực sự của người dân làm cơ sở hoạch định chính sách. Do vậy, đòi hỏi đội ngũ làm công tác hoạch định chính sách cũng phải có chất lượng, có tầm nhìn bao quát về các vấn đề; biết học hỏi và nắm bắt kinh nghiệm công tác hoạch định chính sách ở các nước phù hợp với điều kiện nước ta hoặc ở các địa phương đang thực hiện hiệu quả vấn đề cần quan tâm... Nhất là phải biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến từ chính những người được hưởng chính sách.
Lâm Phương
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065