Theo đó, cơ cấu 17 sở hiện nay được chia thành 3 nhóm. Nhóm thứ nhất gồm 7 sở được tổ chức thống nhất trên cả nước (nội vụ, tư pháp, tài nguyên - môi trường, lao động - thương binh và xã hội, y tế, thanh tra, văn phòng UBND tỉnh hoặc văn phòng chính quyền địa phương nếu thí điểm hợp nhất với văn phòng HĐND và Đoàn đại biểu Quốc hội). 2 nhóm còn lại được thành lập theo hướng giao thẩm quyền cho UBND và HĐND quyết định giữ ổn định hoặc hợp nhất, sáp nhập. Ngoài ra, 4 sở đặc thù không được tổ chức thống nhất giữa các địa phương (quy hoạch - kiến trúc, ban dân tộc, ngoại vụ, du lịch) thì giao UBND trình HĐND quyết định. Nghị định cũng xây dựng để bảo đảm số sở sau khi sắp xếp không vượt quá số lượng hiện có, cụ thể số lượng cấp phó và tiêu chí thành lập đơn vị trực thuộc sở. Đặc biệt, một trong những mục tiêu của 2 nghị định đặt ra là khắc phục tình trạng lãnh đạo, quản lý nhiều hơn nhân viên hiện nay tại rất nhiều cơ quan, đơn vị khắp cả nước.
Cải cách hành chính là việc làm thường xuyên, liên tục ở tất cả các quốc gia và trong mọi thời đại chứ không riêng gì ở nước ta hiện nay. Bởi lẽ, xã hội luôn vận động và phát triển không ngừng. Kéo theo đó, quản lý xã hội cũng liên tục đặt ra những đòi hỏi mới. Để bộ máy quản lý nhà nước hiệu quả và theo kịp sự phát triển, tất yếu phải cải cách hành chính. Tùy điều kiện của từng thời kỳ, giai đoạn của lịch sử, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, cải cách hành chính có thể được đặt ra những trọng tâm, trọng điểm khác nhau, hướng tới hoàn thiện một hoặc một số nội dung của nền hành chính. Việc cải cách có thể đặt trọng tâm hướng tới là tổ chức bộ máy hoặc đội ngũ cán bộ, công chức, thể chế pháp lý, tài chính công...
Ngày nay, ở nước ta cũng như các nước trên thế giới, bộ máy chính quyền đã và đang đứng trước những yêu cầu cải cách rất mới, đặc biệt là khi Chính phủ không chỉ phải thực thi nhiệm vụ từ đường lối, chủ trương của Đảng, mà còn phải kịp thời đáp ứng nhu cầu ngày càng chủ động, tích cực từ phía công dân. Xu hướng quản trị xã hội theo hướng lấy công dân làm trung tâm, đề cao việc nhân dân cùng tham gia hoạch định chính sách, quản lý xã hội... đã đặt ra những yêu cầu cao hơn, ở trình độ cao hơn đối với mọi cấp quản lý nhà nước.
Bình Phước cũng như nhiều địa phương trong cả nước đang lập đề án và chuẩn bị thực hiện tinh gọn bộ máy, giảm biên chế theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII. Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 26-3, Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng cho biết dự kiến trong quý 2/2018 Chính phủ sẽ ban hành 2 nghị định như đã nêu. Như thế, một vấn đề đặt ra là nghị định sẽ điều chỉnh đối với những địa phương đã chủ động đi trước một bước trong vấn đề này như thế nào, hay câu hỏi ngược lại các địa phương đã chủ động đi trước sẽ có điều chỉnh như thế nào để bảo đảm thực thi đúng nghị định của Chính phủ? Mấy chục năm qua, câu chuyện cải cách hành chính ở nước ta chủ yếu loay hoay với việc sắp xếp bộ máy, tách, nhập. Và bây giờ, vấn đề đặt ra hôm nay là các cấp, các ngành và địa phương phải kiên quyết thực hiện Nghị quyết số 18 và 19 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đạt kết quả cao nhất.
Trần Phương
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065