Văn phòng Chính phủ là cơ quan đi đầu trong cả nước, cũng là đầu mối quan trọng nhất trong triển khai thực hiện chính phủ điện tử. Vì thế, không khó hiểu khi đến nay Văn phòng Chính phủ hầu như không còn ký “tươi” trên văn bản giấy như Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết. Việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), xây dựng chính phủ điện tử ở Việt Nam bắt đầu từ năm 2000 và đạt được một số kết quả nhất định. Chỉ số phát triển chính phủ điện tử của Việt Nam theo báo cáo của Liên hợp quốc năm 2018 đứng thứ 88/193 quốc gia, vùng lãnh thổ và đứng thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng so với mặt bằng chung trong khu vực và trên thế giới, kết quả này là rất khiêm tốn.
Khoa học, kỹ thuật bùng nổ đã tạo ra cơ hội rất lớn cho CNTT phát triển, rõ rệt nhất là việc trang bị thiết bị, hạ tầng CNTT ngày càng thuận lợi hơn, chi phí thấp hơn, mang lại hiệu quả cao hơn. Điều này cũng rút ngắn khoảng cách giữa quốc gia đi trước với quốc gia đi sau về CNTT và mở ra cơ hội xây dựng chính phủ điện tử thuận lợi hơn, dễ dàng hơn bao giờ hết.
Ở nước ta, không khó nhìn thấy điểm nghẽn lớn nhất của dòng chảy cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong xây dựng chính phủ điện tử chính là yếu tố con người và chủ yếu ở cấp địa phương. Điển hình là trình độ, thói quen ứng dụng CNTT của cả cán bộ, công chức và người dân còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp nhận dịch vụ của các cơ quan nhà nước thông qua ứng dụng CNTT. Nhiều cán bộ, công chức chưa có thói quen, kỹ năng ứng dụng, đặc biệt là các ứng dụng CNTT đặc thù, chuyên ngành, chưa hình thành văn hóa chia sẻ thông tin. Ở chiều ngược lại, người dân vốn quen và cũng thiếu thông tin, thiếu kỹ năng ứng dụng CNTT trong sử dụng các dịch vụ công. Đây là các yếu tố quan trọng nhất đưa chính phủ điện tử trở thành hiện thực.
Cách mạng công nghiệp 4.0, Văn phòng Chính phủ không chấp nhận cán bộ 0.4, còn ở văn phòng cấp tỉnh, cấp sở, cấp huyện, cấp xã không chấp nhận mức nào? Hay nói cách khác, cần có chuẩn, tiêu chuẩn nhất định đối với yêu cầu về trình độ, khả năng ứng dụng 4.0, ứng dụng CNTT vào công việc và đây phải là chuẩn mới, chuẩn thực chứ không thể chuẩn của thời 3.0, 2.0 trước đây, kiểu như chứng chỉ A, B vi tính văn phòng... được nữa. Việc ứng dụng CNTT vào công việc, cán bộ, công chức là tấm gương phản chiếu, đồng thời cũng là mục tiêu, là tiêu chuẩn người dân hướng tới để sử dụng các dịch vụ công. Đồng thời, cán bộ, công chức cũng chính là người “khởi động” các thiết bị, ứng dụng CNTT trong bộ máy hành chính. Vì thế, có thể khẳng định rằng, trình độ, khả năng ứng dụng 4.0 của cán bộ, công chức là mấu chốt quan trọng nhất trong việc đưa chính phủ điện tử đi vào mọi ngõ ngách của cuộc sống, đặc biệt là trong vận hành bộ máy hành chính.
Trần Phương
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065