PAPI là một bản báo cáo khá toàn diện, năm 2019 dựa trên khảo sát từ 14.138 người dân trong khắp cả nước. Mặc dù tụt bậc và giảm điểm so với năm 2018, song trong 7 chỉ số thành phần của xếp hạng PAPI Bình Phước năm 2019, có 2 điểm sáng rất đặc biệt. Thứ nhất là chỉ số thủ tục hành chính công, tăng 22 bậc so với năm 2018 và xếp thứ 4 cả nước. Thứ hai là chỉ số quản trị điện tử, cũng tăng mạnh cả điểm số và xếp hạng, đứng thứ 4 cả nước.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) được khảo sát từ doanh nghiệp và là kết quả đánh giá của doanh nghiệp đối với chính quyền, hay có thể nói là chính quyền trong góc nhìn của doanh nghiệp. Còn PAPI thì khác, đó là chỉ số được khảo sát từ người dân, là kết quả đánh giá của người dân, hay có thể nói chính quyền dưới góc nhìn của người dân. Thông tin, nội dung PAPI khảo sát đều là những vấn đề sát sườn với người dân trong cuộc sống, như việc chứng thực, xác nhận, việc cấp phép xây dựng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hay người dân tham gia vào các hoạt động của chính quyền, sự minh bạch thông tin trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, khung giá đất đền bù...
Dù nhiều năm liên tục có những bước tăng trưởng khá nhưng một thực tế không thể phủ nhận Bình Phước còn là một tỉnh nghèo. Hầu như các chỉ số kinh tế của Bình Phước đều thấp nhất trong số các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đông Nam bộ, nhiều chỉ số quan trọng dưới mức bình quân chung của cả nước. Căn bản cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế của Bình Phước cũng thua kém nhiều so với trong khu vực. Vì thế, để đuổi kịp các tỉnh, thành phát triển, không còn cách nào khác là phải bứt phá. Thế nhưng, muốn bứt phá hay đột phá cũng không phải dễ, mà phải có tiềm lực và ý chí nhất định, đặc biệt là phải phát huy được những yếu tố ít phụ thuộc vào nguồn lực kinh tế. Hai điểm sáng của Bình Phước trong chỉ số PAPI năm 2019 chính là hai yếu tố đó.
Thứ nhất, có thể thấy độ hài lòng của người dân với thủ tục hành chính công Bình Phước ở mức rất cao. Mọi thủ tục đều do con người, do bộ máy hành chính đặt ra. Việc thực thi thủ tục nhanh hay chậm, suôn sẻ hay khúc mắc cũng vậy, đều do yếu tố con người, cụ thể hơn là đều do lương tâm, trách nhiệm, đạo đức công vụ của công chức - người thực thi thủ tục hành chính. Và cơ bản, đây đều là những vấn đề ít phục thuộc vào tiềm lực tài chính. Điều này không phải tự nhiên có được, mà là sự nỗ lực của bộ máy hành chính cả tỉnh, đặc biệt là các bộ phận, cá nhân trực tiếp làm việc với người dân để thực thi thủ tục.
Thứ hai, sự nỗ lực của bộ máy hành chính trong quản trị điện tử đã được người dân ghi nhận và đánh giá cao. Đây là bước tiến quan trọng để người dân thích ứng, tiếp cận sâu hơn với chính quyền điện tử, đặc biệt là với một địa phương có trình độ dân trí và thiết bị về công nghệ thông tin còn nhiều thiếu thốn như Bình Phước.
Với những khó khăn, thuận lợi nhất định, Bình Phước đã phát huy được nội lực, phát huy được nguồn nhân lực trong bộ máy hành chính để khắc phục khó khăn, bứt phá trong xây dựng một bộ máy chính quyền hiệu quả, đồng thời cũng xóa dần đi ấn tượng xấu do xếp hạng PCI mang lại.
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065