BP - Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 36-NQ/TW) nêu rõ quan điểm: “...Biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...”. Lịch sử hàng ngàn năm minh chứng Việt Nam là một quốc gia biển, gắn với biển để sinh tồn, phát triển. Trong bài viết này xin đề cập vài nét về biển - “không gian sinh tồn” của Việt Nam.
KHÔNG GIAN BIỂN
Trải qua quá trình lịch sử, chủ nhân các nền văn hóa Đông Sơn, Sa Huỳnh, Chămpa, Óc Eo - Phù Nam đã từ vùng trung du, đồng bằng cận duyên tiến dần ra phía biển, khai thác tài nguyên biển để tồn tại và du nhập các yếu tố biển vào văn hóa của cộng đồng. Ngược lại, từ thời đại đá mới, những lớp cư dân thuộc văn hóa Nam Đảo từ phía biển đã bắt đầu thâm nhập sâu vào nội địa Đại Việt. Họ biết khai thác tài nguyên, dùng những sản phẩm của đồng bằng và rừng núi để duy trì cuộc sống và sau đó hòa lẫn với cộng đồng cư dân Việt cổ bản địa. Huyền thoại Lạc Long Quân - Âu Cơ chính là sự phản ánh 2 xu thế di cư của các cộng đồng cư dân Việt cổ trong thời kỳ lập quốc. Đó là, những cộng đồng từ vùng rừng núi đi xuống phía biển và những cộng đồng khác từ biển tiến vào lục địa, hợp nhất với nhau để hình thành nên dân tộc Việt. Từ đó cho thấy, biển đã trở thành môi trường sống, là nhân tố hợp thành và nuôi dưỡng các nền văn hóa Việt cổ.
Dân chài gỡ cá trên biển Vũng Tàu, thành phố Vũng Tàu - Ảnh: S.H
Biển Đông chính là không gian sinh tồn của người Việt, là hành lang văn hóa kết nối Việt Nam với thế giới từ bao đời nay. Vì vậy, chúng ta phải làm tất cả để giữ gìn không gian và hành lang ấy. Trong quá trình lịch sử hàng ngàn năm, biển, đảo của nước ta đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập không gian sinh tồn, hình thành nền văn hóa biển, thiết lập quan hệ giao thương với lân bang, xác lập chủ quyền và an ninh biển quốc gia. Có một không gian biển rộng lớn, Việt Nam lại ở vào vị trí đắc địa, cạnh các luồng hải thương quan trọng của thế giới nên không gian biển Việt Nam không chỉ là môi trường sống mà còn là mạch nguồn giao lưu chính trị, kinh tế, văn hóa với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Trong thời kỳ hiện nay, định hướng phát triển kinh tế biển cùng việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là trách nhiệm, quyền lợi cốt lõi của cả dân tộc Việt Nam.
DẤU ẤN LỊCH SỬ
Khác với trên đất liền, không gian kinh tế biển rộng mở, đa dạng và luôn tác động tương hỗ nhau cả về mặt tự nhiên và phát triển theo các cấp độ khác nhau. Từ quan niệm đó cho thấy, tiềm năng không gian biển cho phát triển kinh tế của nước ta còn rất lớn, tập trung vào các mảng chính yếu, đó là không gian vùng ven biển (duyên hải), không gian biển, không gian đảo và đại dương. Đối với kinh tế biển, cả 4 mảng không gian này đều rất quan trọng vì nó cung cấp những tiền đề, tiềm năng và lợi thế khác nhau cho phát triển kinh tế biển.
Sau 2 ngày (8 và 9-11-2018) với 8 phiên làm việc, hội thảo quốc tế lần thứ 10 về biển Đông, chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực” do Học viện Ngoại giao, Quỹ Hỗ trợ nghiên cứu biển Đông và Hội Luật gia Việt Nam tổ chức đã kết thúc. Hơn 30 bài tham luận và 200 câu hỏi, ý kiến nhận xét của các chuyên gia được trình bày tại hội thảo. Các học giả đã đi sâu phân tích việc điều chỉnh chính sách đối với khu vực biển Đông của các nước lớn; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp về xây dựng lòng tin, kiểm soát và giải quyết từng bước tranh chấp để duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông. |
Trên những con tàu đắm được phát hiện ở Hòn Cau, Cù Lao Chàm, Bình Thuận, Cà Mau, Bình Sơn... trong những năm qua, người ta không chỉ tìm thấy những sản phẩm gốm sứ của Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan hay của Việt Nam mà còn phát hiện những trầm tích văn hóa Việt lưu dấu trong đồ dùng và trang phục của các thủy thủ, trong vật liệu và kỹ thuật làm nên những con tàu này. Dấu ấn văn hóa biển trong tiến trình lịch sử của dân tộc là như vậy. Những giao lưu nội vùng và ngoại vi gắn liền với biển của cư dân Việt đã góp phần hình thành nên văn hóa biển. Điều đó chứng minh, biển, đảo Việt Nam không chỉ là không gian sinh tồn của người Việt mà còn là hành lang để truyền bá văn hóa Việt ra bên ngoài và tiếp nhận văn hóa bên ngoài vào Việt Nam. Vì vậy, bảo vệ chủ quyền biển, đảo là phải giữ gìn những gì mà biển, đảo đã mang lại cho con người từ bao đời nay, khơi thông mạch nguồn để tiếp nối giữa quá khứ với tương lai của dân tộc. (*)
Đức Hồng
(*) Bài viết tham khảo tài liệu biendong.net và Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065