ông Nguyễn Cao Lục, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Trưởng đoàn kiểm tra phải thốt lên: Nếu so mức thu nhập bình quân của xã Thanh Lương với xã Phong Điền ở thành phố Cần Thơ - nơi đoàn vừa kiểm tra trước đó với mức 25 triệu đồng/người/năm thì cách nhau “một trời một vực”!
Thanh Lương là một trong hai xã xây dựng nông thôn mới của thị xã Bình Long. Năm 2015, tổng vốn huy động xây dựng nông thôn mới tại xã này là 3,25 tỷ đồng, trong đó vốn trung ương 1 tỷ đồng, vốn tỉnh 2 tỷ đồng. Còn lại là các nguồn vốn khác. Hiện Thanh Lương đã đạt 16/19 tiêu chí nông thôn mới. Đó là kết quả từ sự quan tâm đầu tư của các cấp và sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, nhân dân xã Thanh Lương. Tuy nhiên, trong bài viết này, tôi chỉ muốn đề cập đến sự bất cập trong cách tính thu nhập bình quân, không chỉ ở xã Thanh Lương mà ở nhiều địa phương khác.
Một trong những mục tiêu của xây dựng nông thôn mới là nâng cao thu nhập, nâng cao mức sống của người dân một cách thực chất. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương và Ngân hàng Thế giới, tình trạng phân hóa giàu nghèo tại Việt Nam đang chuyển dần từ mức tương đối bình đẳng sang mức chênh lệch thu nhập ngày càng tăng giữa các nhóm dân cư. Sự bất bình đẳng về thu nhập tại Việt Nam những năm gần đây đã gia tăng ở mức cao và khu vực nông thôn đang “đóng góp” chính vào sự gia tăng bất bình đẳng về thu nhập.
Ngay tại Bình Phước, sự chênh lệch giàu nghèo cũng đang diễn ra ở những vùng nông thôn. Thôn Bàu Nghé của xã Phước Tín, thị xã Phước Long trước đây phần lớn là người dân tộc Xêtiêng. Đất đai vùng này khá màu mỡ, rất thích hợp với cây công nghiệp và cây ăn trái. Thế nhưng khoảng hơn 10 năm trở lại đây, đồng bào Xêtiêng dần bán hết đất cho các ông chủ trang trại từ thành phố Hồ Chí Minh và miền Tây lên lập vườn rồi trở thành người làm thuê cho các trang trại. Bây giờ Bàu Nghé là thôn có nhiều trang trại hiệu quả nhất, đồng thời cũng là thôn có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất của thị xã Phước Long. Hiện Bàu Nghé có 172 hộ nhưng chỉ 5% số hộ là các chủ trang trại đang sở hữu khoảng 95% diện tích đất nông nghiệp toàn thôn. Điều đó cho thấy mức chênh lệch giàu nghèo ở thôn Bàu Nghé khá rõ rệt. Nếu làm phép chia bình quân thu nhập đầu người ở Bàu Nghé thì con số đó không phản ánh đúng thực tế. Và tôi tin rằng tình hình này không chỉ diễn ra ở Bàu Nghé!
Theo chuẩn nghèo mới, tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam có thể chiếm tới 20% số dân. Điều đáng nói là số người có tài sản từ 1 triệu đô la trở lên tại Việt Nam đang tăng nhanh. Số người giàu khoảng từ 17-20%. Theo đó, mức chênh lệch thu nhập đang gia tăng khoảng cách giữa những người có thu nhập “khủng” với 80% số dân lao động. Vì vậy, cách tính thu nhập bình quân hiện đang có nhiều bất cập và không phản ánh đúng tình hình thực tế về thu nhập của số đông nhân dân!
Linh Tâm
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065