Lý do để UBND thành phố Hồ Chí Minh đưa ra đề xuất nêu trên là từ năm 2011-2014, trên địa bàn thành phố có gần 700 trẻ bị bạo lực, xâm hại, xâm hại tình dục. Từ năm 2015 đến nay, con số này đã tăng lên gần 800 nạn nhân (số bé gái chiếm gần 95%), trong đó có 695 trẻ bị xâm hại tình dục. Và điều đáng lo ngại nhất hiện nay là các đối tượng xâm hại trẻ ngày càng mở rộng, từ người lao động phổ thông đến cả những người có địa vị trong xã hội và thậm chí có cả những người vi phạm mà tuổi đời đã thuộc “cổ lai hy”.
Hậu quả của các vụ xâm hại là 6 trẻ tử vong, 6 trẻ bị thương tật, 14 trẻ bị rối loạn tâm thần, 86 trường hợp có thai, 9 trẻ phải bỏ học và 661 trẻ bị tác động khác về thể chất, tinh thần. Địa điểm xảy ra các vụ xâm hại là những nơi vắng vẻ, khu vực ngoại thành, khách sạn, nhà trọ lưu trú..., thậm chí diễn ra tại các khu vực công cộng như chung cư, trường học, công viên. Vụ việc nghiêm trọng xảy ra gần đây gây bức xúc dư luận là vụ Lương Tấn Bửu (28 tuổi) phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi tại một công viên ở quận 5 và trường hợp Nguyễn Hữu Linh (61 tuổi) phạm tội dâm ô với bé gái trong thang máy tại chung cư ở quận 4, TP. Hồ Chí Minh.
Theo báo cáo của Bộ Công an, 6 tháng đầu năm 2018, cả nước xảy ra 720 vụ xâm hại trẻ em, trong đó xâm hại tình dục trẻ em gồm 573 vụ, chiếm 79,5% tổng số vụ xâm hại trẻ em. Lực lượng công an đã xác minh, điều tra, xử lý hình sự 538 vụ - 579 đối tượng, xử lý hành chính 55 vụ và đang điều tra 127 vụ. Thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, mỗi năm Việt Nam có khoảng 2.000 trẻ em bị xâm hại được phát hiện, trong đó trẻ em bị xâm hại tình dục chiếm hơn 60%. Đáng chú ý, trẻ em bị xâm hại tình dục bởi người thân trong gia đình chiếm tỷ lệ cao với 21,3%; gần 60% số trẻ em bị xâm hại bởi người quen, hàng xóm.
Và Bình Phước không phải là địa phương ngoại lệ, theo báo cáo của cơ quan chức năng, thời gian qua, toàn tỉnh có 200 trẻ em bị xâm hại (199 nữ, 1 nam), trong đó đa số là xâm hại tình dục (193 trường hợp). Bình quân mỗi năm xảy ra 50 vụ xâm hại trẻ em, trong đó 90% là xâm hại tình dục. Nạn nhân của tội phạm xâm hại là trẻ em thuộc tất cả lứa tuổi, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, ít được chú ý chăm sóc, quản lý, cha mẹ ly hôn. Đối tượng bạo lực xâm hại trẻ em thuộc nhiều thành phần, lứa tuổi, chủ yếu là lao động tự do hoặc không có nghề nghiệp, lười lao động, có lối sống lệch chuẩn. Hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em xảy ra hầu hết các địa bàn trong tỉnh, nhiều nhất tại các địa bàn nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa (165 vụ).
Tuy nhiên, đề xuất nêu trên không được sự đồng thuận của nhiều địa phương trong cả nước. Vì, để bảo vệ trẻ em thì các tổ chức xã hội cần phải vào cuộc quyết liệt và sâu sát hơn. Các tổ chức xã hội như MTTQ, đoàn thanh niên phải có trách nhiệm tìm tới để bảo vệ trẻ em. Hơn nữa, nếu thành lập cơ quan cảnh sát riêng chỉ với nhiệm vụ bảo vệ trẻ em thì sẽ phát sinh thêm bộ máy và việc nuôi bộ máy này lại thêm khó khăn. Do đó, phải xử lý nghiêm các hành vi vi phạm thì mới đủ sức răn đe những đối tượng bạo hành, xâm hại trẻ em. Và đây là giải pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn loại tội phạm này.
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065