Theo các nhà nghiên cứu, lao động chưa thành niên (dưới 18 tuổi - quy định tại Điều 161, Bộ luật Lao động 2012) là người có thể lực và trí lực đang phát triển và chưa ổn định. Người chưa thành niên tiếp thu công việc nhanh, năng động và sáng tạo trong lao động, song còn thiếu kinh nghiệm sống và làm việc, trình độ nhận thức chưa toàn diện, thiếu sự kiên trì, dẻo dai, dễ bị tác động bởi môi trường khách quan. Vì vậy, pháp luật luôn bảo vệ người lao động chưa thành niên, hạn chế tối đa tình trạng người chưa thành niên bị lợi dụng, bóc lột sức lao động.
Điều 162, Bộ luật Lao động 2012 quy định: “Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên vào những công việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặt lao động, tiền lương, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động”. Còn tại các khoản 2 và 3, Điều 163, Bộ luật Lao động 2012 nêu rõ: “Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được quá 8 giờ trong 1 ngày và 40 giờ trong 1 tuần. Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi không được quá 4 giờ trong 1 ngày và 20 giờ trong 1 tuần”...
Pháp luật quy định chặt chẽ là vậy, nhưng vấn đề phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ lao động chưa thành niên trái quy định pháp luật còn nhiều khó khăn. Trong đó, vấn đề nghèo đói vẫn được xem là nguyên nhân chính dẫn đến trẻ em tham gia các hoạt động kinh tế. Minh chứng là, hiện có rất nhiều chủ cơ sở, cá nhân vi phạm các quy định về sử dụng người lao động chưa thành niên một cách nghiêm trọng, như bắt làm việc quá số giờ quy định, có khi làm không nghỉ hoặc tuyển lao động chưa thành niên tham gia những công việc bị cấm trong danh mục, như: Thu gom rác thải, đào giếng, lao động trong các nhà máy chế biến gỗ, làm việc trong các quán bar tiếp xúc với rượu, bia... Hay làm phục vụ tại các quán cơm, lao công, phục vụ ở quán cà phê... Ở Bình Phước, tuy không có con số thống kê cụ thể, nhưng khi chúng ta đến các cơ sở chế biến gỗ hay bóc tách vỏ hạt điều sẽ rất dễ dàng bắt gặp hình ảnh những cô bé, cậu bé chưa đủ tuổi lao động phải làm việc cật lực vì miếng cơm manh áo, còn những em nhỏ hằng ngày phải bưng bê phục vụ khách hàng tại các quán ăn, quán nhậu, quán cà phê thì ở đâu cũng thấy.
Thực tế này đòi hỏi, việc cụ thể hóa các điều trong Bộ luật Lao động (sửa đổi) để bảo vệ quyền của người chưa thành niên là một yêu cầu cấp thiết. Bởi những quy định bảo vệ quyền trẻ em, người chưa thành niên trong lao động hết sức quan trọng, nó không chỉ giúp bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người chưa thành niên mà còn là yếu tố quyết định việc tăng cường năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững của doanh nghiệp cũng như đáp ứng yêu cầu hội nhập về thương mại của Việt Nam, nhất là khi nước ta đang là thành viên chính thức của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.
Lâm Phương
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065