Theo các chuyên gia tâm lý giáo dục, nguyên nhân quan trọng nhất vẫn là gia đình, nhà trường, xã hội chưa kết nối thành một quy trình giáo dục khép kín. Trong một nghiên cứu mới đây của Trung tâm Nghiên cứu giáo dục phổ thông - Trường đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh về bạo lực học đường (BLHĐ), khi được hỏi “Hành động phản ứng nếu em là nạn nhân của BLHĐ” đã có tới 29,6% ý kiến học sinh trả lời sẽ đánh lại bạn; 38,8% phản ứng ngay bằng cách nói lại bạn và 36,7% về nhà nói với người thân.
Theo Vụ Công tác học sinh sinh viên, thuộc Bộ Giáo dục - đào tạo, hiện nay các vấn đề xã hội đối với học sinh ngày càng phức tạp. Tại một số trường, hành vi đánh nhau có hiện tượng gia tăng. Các em không chỉ đánh nhau mà còn quay video clip tung lên mạng xã hội. Nguyên nhân tiêu cực từ các hành vi BLHĐ một phần do đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh phổ thông, do tác động tiêu cực từ mạng xã hội, do yếu tố gia đình và thiếu kỹ năng sống. Nhiều chuyên gia thừa nhận, BLHĐ còn có nguyên nhân từ mối quan hệ giữa thầy và trò trong nhà trường ngày càng lỏng lẻo.
Bên cạnh đó, BLHĐ gia tăng còn bị ảnh hưởng từ những tấm gương xấu của người lớn. Và nguyên nhân nữa là do chương trình giáo dục còn nặng về nhồi nhét kiến thức mà không trang bị cho các em những kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử, kỹ năng hóa giải những mâu thuẫn. Vì vậy, cứ hễ mâu thuẫn là các em sử dụng bạo lực thay vì hóa giải bằng các biện pháp tích cực. Và thực tế hiện nay có không ít giáo viên đến trường chỉ dạy xong là về. Và điều mà không ai có thể phủ nhận là, nếu bạo lực xảy ra trong khuôn viên nhà trường thì điều đó chứng tỏ công tác giáo dục của trường đó thiếu chẳng những hiệu quả mà còn cho thấy công tác quản lý thiếu tính chuyên nghiệp, nhiều lỗ hổng.
Như vậy, nguyên nhân của BLHĐ thì ai cũng biết, nhưng ngăn chặn bằng cách nào? Có nhiều người cho rằng rất cần một chế tài đủ mạnh để bản thân những học sinh “biến thái” về nhân cách phải thay đổi hành vi, các học sinh khác phải lấy đó làm gương. Và vẫn biết rằng, học sinh ở tuổi vị thành niên có thể được miễn nhiều hình phạt khác, nhưng gia đình các em phải cùng gánh trách nhiệm nhằm ngăn chặn bạo lực từ xa. Trong nhiều trường hợp, nhà trường thường đưa ra cách xử lý là đuổi học học sinh đánh nhau. Theo tôi, đây là biện pháp rất tiêu cực, nó thể hiện sự bất lực của nhà trường. Và nếu đuổi học thì đẩy các em đi đâu? Chắc chắn cũng chỉ đẩy các em ra môi trường xấu hơn và nguy hiểm hơn.
Và điều quan trọng nữa là chúng ta phải có dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về tâm lý, về kỹ năng sống, về cách giải quyết mâu thuẫn trong nhà trường, xã hội; thay đổi chương trình giảng dạy trong nhà trường. Ở nhiều nơi đã chứng minh rõ vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trường học, họ là những cán bộ chăm sóc sức khỏe tinh thần được đào tạo, có thể cung cấp dịch vụ tham vấn, trị liệu cho cá nhân và nhóm, hỗ trợ thay đổi hành vi, tham vấn với giáo viên, phụ huynh. Có như vậy thì việc ngăn chặn BLHĐ mới hiệu quả.
Đ.N
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065