Tại kỳ họp lần thứ tám, HĐND tỉnh khóa VIII diễn ra từ ngày 4 đến 6-12-2013, Ban Dân tộc của tỉnh đã có Văn bản số 316 /BDT-KHTH trả lời ý kiến, kiến nghị của đại biểu HĐND tỉnh. Dưới đây, Binhphuoc Online xin giới thiệu cùng bạn đọc nội dung văn bản này:
Tổ đại biểu khu vực thị xã Bình Long và huyện Hớn Quản kiến nghị: Việc cấp đất tái định canh, định cư cho đồng bào dân tộc, đề nghị UBND tỉnh phải có giải pháp cụ thể, không cấp đất không có đủ điều kiện sinh hoạt và sản xuất cho dân. Đề nghị có giải trình cụ thể về biện pháp thực hiện trong năm 2014.
Trả lời: Thực hiện chương trình hỗ trợ di dân định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg trên đại bàn tỉnh Bình Phước đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt 12 dự án, trong đó 2 dự án của Chơn Thành và huyện Hớn Quản do các địa phương không quy hoạch được quỹ đất để thực hiện các dự án; Do vậy phải chuyển sang thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm. UBND tỉnh đã chỉ đạo 2 huyện thực hiện việc rà soát lại danh sách các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, thiếu và không có đất sản xuất trên địa bàn để xây dựng phương án hỗ trợ cho phù hợp trình UBND tỉnh phê duyệt thực hiện;
Tổ đại biểu khu vực thị xã Phước Long và huyện Bù Gia Mập kiến nghị: Một số mô hình giảm nghèo khá hiệu quả nhưng chưa được nhân rộng. Kết quả chương trình giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS không giảm. Cần nghiên cứu tìm nguyên nhân, giải pháp để thực hiện tốt hơn.
Trả lời: Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có các mô hình giảm nghèo đang được triển khai, cụ thể một số mô hình giảm nghèo hiệu quả cho đồng bào DTTS hiện nay như: Mô hình dạy nghề mây tre đan do công ty TNHH mây tre đan Lan Anh tổ chức tại xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng. Sau khi học xong, công ty sẽ nhận học viên vào làm và bao tiêu sản phẩm đầu ra cho học viên. Năm 2012, công ty đã tuyển sinh 175 học viên, đào tạo được 166 học viên, trong đó có 159 học viên là người DTTS, mức thu nhập bình quân từ 2-3 triệu đồng/tháng. Năm 2013, công ty tiếp tục hợp đồng với sở Lao động Thương binh và Xã hội đào tạo nghề cho 175 học viên, 100% đều là người DTTS. Dự án hỗ trợ phát triển đàn trâu trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2007 - 2013, thực hiện tại 2 xã: Xã Thiện Hưng, huyện Bù Đốp và xã Phước Minh, huyện Bù Gia Mập. Theo số liệu của trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh cung cấp thì đến thời điểm này có 58 hộ hưởng lợi có tổng số nghé là 145 con. Hiệu quả kinh tế bình quân 1 con khoảng 10.000.000 đồng, các hộ có trâu nghé cái để nuôi làm giống sinh sản, có một số hộ trong 2 năm nuôi 2 con trâu mẹ đã sinh được 4 trâu nghé, điều này đã giúp cho đồng bào dân tộc nghèo càng phấn khởi hơn trong việc chăn nuôi trâu. Dự án thực hiện giai đoạn 2011 - 2017 sẽ tiếp tục hỗ trợ phát triển đàn trâu trên địa bàn tỉnh. Từ năm 2011 đến nay đang triển khai tại 3 xã: Đắk Ơ, Phú Nghĩa (Bù Gia Mập), Đăng Hà (Bù Đăng). Theo số liệu thống kê của sở Lao động - Thương binh và Xã hội, số hộ nghèo cụ thể như sau:
Cuối năm 2010: Số hộ nghèo của tỉnh là 20.498 hộ, trong đó hộ nghèo DTTS là 8.519 hộ, chiếm 41,56 %. Cuối năm 2011: Số hộ nghèo của tỉnh là 15.740 hộ, trong đó hộ nghèo DTTS là 6.932 hộ, chiếm 44,04 %. Cuối năm 2012: Số hộ nghèo của tỉnh là 12.967 hộ, trong đó hộ nghèo DTTS là 5.807 hộ, chiếm 44,78 %.
Từ kết quả trên cho thấy, hàng năm số hộ nghèo DTTS có giảm nhưng tốc độ giảm so với hộ nghèo người kinh còn rất chậm nên tính về tỷ lệ hộ nghèo DTTS so với tổng số hộ nghèo của cả tỉnh là không giảm, thậm chí còn có chiều hướng tăng. Có thể thấy một số nguyên nhân chủ yếu như: Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS còn gặp nhiều khó khăn, nhất là về cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm…) còn thiếu, việc quản lý và sử dụng chưa hiệu quả.
Việc tiếp cận các dịch vụ về y tế, giáo dục gặp nhiều khó khăn, chất lượng chưa cao… dẫn đến ốm đau, bệnh tật, trình độ dân trí thấp gây khó khăn trong tiếp thu kiến thức KHKT, phát triển sản xuất. Số lượng hộ nghèo do tách hộ ngày càng nhiều, diện tích đất sản xuất ngày càng thu hẹp, trong khi đó bố, mẹ còn khó khăn hoặc không hỗ trợ cho con cái khi tách hộ.
Đối tượng thuộc diện già cả, neo đơn không có khả năng thoát nghèo. Để thực hiện công tác giảm nghèo cho người dân nói chung và đồng bào DTTS nói riêng, HĐND tỉnh Bình Phước đã ban hành Nghị quyết số 06/2011/NQ-HĐND về việc thông qua Đề án Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011-2015, UBND tỉnh có Quyết định số 47/2011/QĐ-UBND ngày về việc phê duyệt Đề án chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững tỉnh Bình Phước giai đoạn 2011-2015.
Riêng đối với vùng ĐBDTTS, Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao Ban Dân tộc phối hợp với sở Lao động - Thương binh và xã hội và các ngành, UBND các huyện, thị xã tham mưu xây dựng Đề án "Đẩy mạnh giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Phước giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020", được thông qua kỳ họp HĐND tỉnh kỳ này và sẽ triển khai thực hiện các chính sách cụ thể trong đề án sẽ giúp giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tổ đại biểu khu vực huyện Đồng Phú và huyện Bù Đăng kiến nghị: Diện tích đất giao tái định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số đang còn bị tranh chấp chưa được giải quyết nên người dân không sản xuất được UBND tỉnh có những biện pháp khắc phục và báo cáo rõ hơn về việc giao đât hiện nay.
Trả lời: Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ trên địa bàn tỉnh, đã và đang thực hiện các bước còn lại để hoàn thành dự án; tại huyện Đồng Phú đã thực hiện xong việc hỗ trợ đất sản xuất và cấp quyền sử dụng đất cho đồng bào được hưởng. Riêng còn huyện Bù Đăng tại dự án định canh định cư xen ghép thôn 12 xã Thống Nhất đã hoàn thành việc cấp đất sản xuất cho 80 hộ thụ hưởng. Tuy nhiên có 16 hộ bị tái lấn chiếm (trong đó có 7 hộ bị lấn chiếm hoàn toàn diện tích và 9 hộ bị lấn chiếm một phần), UBND huyện Bù Đăng đã chỉ đạo các địa phương phải kiên quyết thực hiện việc thu hồi lại quỹ đất xâm canh để hỗ trợ cho hộ đồng bào DTTS được thụ hưởng theo đúng quy định của chính sách và pháp luật của Nhà nước, đến nay theo báo cáo của huyện Bù Đăng đã có một số hộ lấn chiếm đã ký vào cam kết là thu hoạch mỳ xong sẽ trả lại đất cho các hộ thụ hưởng.
Trưởng ban: Huỳnh Thanh
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065