Trước thực trạng trên, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang xây dựng dự thảo trình Chính phủ đề xuất phương án bảo vệ quyền lợi của người lao động trong các doanh nghiệp giải thể, phá sản, nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội.
Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, đối với các doanh nghiệp giải thể, phá sản hoặc chủ bỏ trốn thì hiện nay chưa có quy định giải quyết quyền lợi về bảo hiểm xã hội đối với người lao động trong các đơn vị, doanh nghiệp này. Do đó, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã đưa ra ba phương án giải quyết quyền lợi cho người lao động.
Phương án thứ nhất, ngân sách nhà nước đảm bảo khoản tiền nợ bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp giải thể, phá sản mà sau khi thực hiện xử lý tài sản của doanh nghiệp không đủ trả tiền nợ đóng bảo hiểm xã hội. Cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đến thời điểm người lao động nghỉ việc để làm cơ sở giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội
Đối với phương án này, ngân sách Nhà nước phải bố trí một khoản kinh phí đảm bảo tiền nợ đóng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp đã giải thể, phá sản (tính đến hết 31-12-2015 là 220,5 tỷ đồng). Để thực hiện phương án này, Chính phủ cần trình Quốc hội thông qua khoản ngân sách đảm bảo tiền đóng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp đã giải thể, phá sản mà còn nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội.
Phương án hai, sau khi thực hiện xử lý tài sản của doanh nghiệp giải thể, phá sản mà không đủ trả tiền nợ đóng bảo hiểm xã hội thì Quỹ Bảo hiểm xã hội chịu khoản tiền nợ bảo hiểm xã hội không thu hồi được. Phương án này thực chất chưa đảm bảo đúng nguyên tắc đóng-hưởng theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Đối với hai phương án trên, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cũng lo ngại sẽ khuyến khích các doanh nghiệp cố tình chây ỳ, trốn đóng, nợ đóng bảo hiểm xã hội.
Phương án ba, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề suất sửa đổi một số pháp luật có liên quan theo hướng khi thanh lý tài sản của các doanh nghiệp giải thể, phá sản thì tiền đóng bảo hiểm xã hội được ưu tiên trước khi thanh toán các khoản khác.
Phương án này sẽ đảm bảo đúng nguyên tắc đóng-hưởng theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Ngân sách Nhà nước không phải bố trí một khoản kinh phí đảm bảo tiền nợ đóng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp đã giải thể, phá sản.
Trong ba phương án trên Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ tổng hợp ý kiến tham gia của các Bộ, ngành liên quan để đề xuất một phương án trình Chính phủ để ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để thực hiện phương án đề xuất…
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065