Với chủ đề “Đối tác ASEAN - Ấn Độ vì hòa bình và thịnh vượng chung”, Hội nghị cấp cao ASEAN - Ấn Độ tập trung thảo luận định hướng tương lai quan hệ đối thoại ASEAN - Ấn Độ.
Hội nghĩ cũng thông qua Tuyên bố tầm nhìn với việc nâng quan hệ đối thoại ASEAN - Ấn Độ lên tầm đối tác chiến lược.
Lãnh đạo các nước ASEAN và Ấn Độ tại hội nghị |
Theo Tribune India, trong ngày 20-12, Thủ tướng Manmohan Singh và lãnh đạo ASEAN đã thông qua Tuyên bố tầm nhìn ASEAN - Ấn Độ năm 2020, trong đó vạch ra mối quan hệ chiến lược giữa hai bên trong tương lai. Tăng cường quan hệ với ASEAN là trọng tâm trong chính sách “hướng Đông” của Ấn Độ kể từ khi New Delhi đã trở thành Đối tác đối thoại từng lĩnh vực của ASEAN từ năm 1992.
Về kinh tế, hai bên dự kiến công bố kết quả các cuộc đàm phán nhằm tiến tới một hiệp định tự do thương mại (FTA) về dịch vụ và đầu tư, dự kiến tạo ra một trong những thị trường lớn nhất thế giới với hơn 1,8 tỉ dân. “Thỏa thuận sẽ thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động kinh tế giữa Ấn Độ và ASEAN” - Bộ trưởng thương mại Gita Wirjawan của Ấn Độ cho biết.
Thỏa thuận dự kiến hoàn tất vào tháng 2-2013 và chính thức ký kết vào tháng 8-2013. Trước đó, FTA về hàng hóa giữa Ấn Độ và ASEAN có hiệu lực năm 2010 đã góp phần nâng kim ngạch thương mại hằng năm thêm 37%, đạt xấp xỉ 79 tỉ USD và ước tính lên đến 100 tỉ vào năm 2015. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Salman Khurshid nhấn mạnh điều cần thiết là nhanh chóng xây dựng mối liên kết về giao thông, một hạn chế khiến Ấn Độ vẫn đứng sau Trung Quốc về thương mại với ASEAN vốn đạt 363 tỉ USD năm 2011.
Một vai trò lớn hơn cho Ấn Độ
Mỹ xúc tiến quan hệ quân sự với Myanmar Mỹ đang xúc tiến những kế hoạch đầu tiên để chuẩn bị tiến tới quan hệ quân sự với Myanmar. AFP cho biết các hình thức hợp tác mà Mỹ đề xuất là những cuộc huấn luyện không tác chiến dành cho sĩ quan Myanmar, như huấn luyện về hỗ trợ nhân đạo, y học quân sự và cải cách quốc phòng. “Chúng tôi đang nghiên cứu những bước đi đầu tiên trong quan hệ quân sự Mỹ - Myanmar. Nhìn chung, chúng tôi ủng hộ quan điểm rằng một quá trình liên lạc quân sự thích hợp là điều cần thiết để thúc đẩy những nỗ lực cải cách tổng thể ở Myanmar” - một quan chức quốc phòng Mỹ nói. Mỹ đang nỗ lực mở rộng ảnh hưởng tại Myanmar, xóa dần “cái bóng” Trung Quốc đã phủ lên nước này nhiều thập kỷ qua. |
Chuyên gia phân tích chiến lược Raja Mohan thuộc Tổ chức Observer Research Foundation nhận định những lo ngại đối với Trung Quốc chỉ càng lớn hơn do tình hình bất ổn đang gia tăng. ASEAN muốn phát triển quan hệ với Ấn Độ để có sự bảo đảm vững chắc hơn đối với hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực, kể cả vấn đề an ninh, an toàn hàng hải ở biển Đông. Do đó, theo India Today, Tuyên bố tầm nhìn của các lãnh đạo Ấn Độ - ASEAN cũng sẽ bao gồm các thảo luận về tự do đi lại và tăng cường hợp tác hàng hải giữa các bên. Ngoại trưởng Ấn Độ cũng nhấn mạnh không có gì không thể giải quyết nếu tuân thủ và tôn trọng luật biển quốc tế.
New Delhi cũng đã tăng cường các hoạt động quân sự tại khu vực Đông Nam Á. Tháng 12-2012, Ấn Độ tuyên bố sẵn sàng đưa tàu đến biển Đông để bảo vệ lợi ích thăm dò dầu khí của mình khi cần thiết. Đó là một phần trong những ưu tiên của Ấn Độ nhằm đảm bảo an ninh năng lượng trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Dù vậy, Ấn Độ cũng đang phải cân bằng giữa việc siết chặt quan hệ với ASEAN, mối quan hệ với Mỹ và thực tế từ nước láng giềng Trung Quốc - quốc gia có tốc độ phát triển cao nhất châu Á. Nhưng Ngoại trưởng Khurshid đã bác bỏ khả năng xảy ra xung đột giữa New Delhi với Bắc kinh.
Mỹ đưa vũ khí tối tân đến châu Á - Thái Bình Dương
Washington sẽ triển khai một số tàu chiến mới nhất và những vũ khí công nghệ cao đến châu Á - Thái Bình Dương như một phần trong kế hoạch xoay trục châu Á của Mỹ.
AFP ngày 20-12 dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết Lầu Năm Góc sẽ đưa máy bay săn tàu ngầm P-8, tên lửa hành trình, tàu ngầm lớp Virginia, tàu chiến dọc bờ biển và máy bay chiến đấu F-35. Trước đó, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho biết máy bay tàng hình F-35 có thể sẽ được đưa đến căn cứ không quân Iwakuni, tỉnh Yamaguchi của Nhật Bản vào năm 2017. Hồi tháng 9-2012, Washington công bố đang cung cấp cho Nhật Bản hệ thống rađa băng tần X nhằm củng cố hệ thống phòng thủ tên lửa.
“Chúng tôi đã có mối quan tâm rất rõ ràng và sát sao về những hành động gần đây của Bắc Kinh ở biển Đông” - AFP dẫn lời quan chức quốc phòng Mỹ khẳng định.
Giới chuyên gia nhận định chiến lược hướng quân sự sang châu Á sau một thập niên lún sâu trong cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan cho thấy Washington đang để mắt đến việc tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc và những hành động leo thang của nước này trong tranh chấp lãnh hải với các nước láng giềng. Bằng chứng là Mỹ đã sẵn sàng kế hoạch triển khai hơn một nửa hạm đội của mình đến châu Á - Thái Bình Dương, trong đó sẽ điều bốn tàu chiến đấu duyên hải luân phiên đến Singapore.
(Theo TTO)
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065