Trong môn học nghiệp vụ của Học viện Biên phòng có bài “Tổ chức Tuần tra - bảo vệ biên giới”, chỉ bảo rất cặn kẽ những thủ tục quy định chăm sóc mốc giới - biểu tượng của Quốc gia.
>> Anh ở biên cương - Kỳ 3: Những đứa con của nhân dân
>> Anh ở biên cương - Kỳ 2: Đau đáu Sì Lờ Lầu
>> Anh ở biên cương - Kỳ 1: Tranh tre nứa lá
|
Ở những đồn biên phòng (ĐBP) cơ sở, mỗi khi có cán bộ chiến sĩ mới về nhận công tác, bao giờ cũng phải tham gia các chuyến tuần tra biên giới định kỳ, để nắm bắt, quen dần với địa hình địa vật, địa bàn cơ sở và nhất là các tuyến đường biên, cột mốc giới do đơn vị quản lý... Điều này đã ngấm vào máu của mỗi người lính biên phòng.
|
ĐBP Xuân Trường (Bảo Lạc, Cao Bằng) được xem là đồn khó khăn nhất của tỉnh Cao Bằng, nên đường tuần tra dọc biên giới qua các cột mốc cũng gian nan.
Trung tá Đồn trưởng Nguyễn Hữu Vinh bảo: “Mỗi chuyến tuần tra, bộ đội lặc lè súng đạn, tăng võng, lương thực thực phẩm đi cả tuần liền. Ăn rừng ngủ bụi. Sau chuyến đi, quân y đều phải chăm sóc sức khỏe!”.
“Có những chuyến gặp mưa lũ, anh em bị mắt kẹt giữa rừng cả tuần liền, hết lương thực phải đào củ hái quả cầm cự, nước rút mới tiếp tục hành quân!”, trung tá Vinh kể thêm.
Với thượng tá Hoàng Văn Lập, Đồn trưởng ĐBP Cô Ba (Bảo Lạc, Cao Bằng), quãng chiều dài đường biên hơn 19 km do đồn phụ trách với 30 cột mốc (24 mốc chính, 6 mốc phụ) là sự tính toán rất khoa học, tỉ mỉ cho các tổ công tác tuần tra hằng tuần.
“Mốc 589 gần và dễ đi nhất cũng phải nửa ngày, nửa đường phải đi bộ xuyên qua rừng!” - thượng tá Lập lắc đầu nói vậy và trầm giọng: “Các mốc xa, đằng đẵng đi bộ mấy ngày mới đến. Anh em cứ đi tuần về là cho ngủ thoải mái, không phải làm bất cứ việc gì khác, bởi đi thế lúc nào cũng chong mắt canh gác, muốn cũng không dám ngủ!”.
Đại tá Hoàng Đình Xuất, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Hà Giang cho biết 12 ĐBP của tỉnh quản lý 442 cột mốc, trong đó có 425 mốc đơn, 8 mốc đôi và 9 mốc ba. Nhiều địa bàn, cột mốc nằm giữa bãi mìn còn sót lại từ hồi chiến tranh biên giới 1979 - 1989, chỉ duy nhất 1 đường mòn đặt vừa đủ gót chân vào chăm sóc mốc và máu của chiến sĩ BP đã đổ xuống khi kiểm tra mốc. Mới đây, cán bộ ĐBP Thàng Tín đã hi sinh trong khi tuần tra.
|
“Điểm khởi đầu đường biên giới giữa 2 nước Việt Nam - CHND Trung Hoa là giao điểm đường biên giới giữa 3 nước Việt Nam, Trung Hoa và Lào. Điểm kết thúc đường là điểm thứ nhất của đường phân định lãnh hải trong vịnh Bắc bộ giữa 2 nước Việt Nam - Trung Hoa quy định trong “Hiệp định giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa 2 nước trong vịnh Bắc bộ”, tổng chiều dài đường biên giới là 1.449,566 km, trong đó đường biên giới trên đất liền là 1.065,652 km, đường biên giới nước là 383,914 km.
Như vậy, mốc biên giới giữa Việt Nam - Trung Hoa được đánh số liên tục tăng dần từ tây sang đông (từ ngã ba biên giới A Pa Chải, Mường Nhé, Điện Biên đến giới điểm 62 cửa sông Bắc Luân, Quảng Ninh). Mốc chính - phụ số lẻ do Trung Quốc cắm, Mốc chính - phụ số chẵn do Việt Nam cắm. Mốc đôi - mốc ba cùng số, thì ở nước nào nước đó cắm. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nguồn TNO
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065