Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ly hôn trong một gia đình có trẻ em – đó là trải nghiệm nhiều lần nghiêm trọng hơn, bởi khi mà bạn đang trống rỗng và đau đớn trong lòng thì bạn còn phải cố gắng giữ gìn về ngoài "bình tĩnh và cứng rắn". Nhưng ngay cả khi việc ly dị đã ở sau lưng thì khi đó mới bắt đầu những khó khăn thực sự của người làm cha mẹ. Khó khăn lớn nhất - giúp con bạn thích nghi với điều kiện sống mới. Đứa trẻ không thể hiểu được vì sao phần cuộc sống liên kết với nhau là “bố và mẹ” từ nay sẽ phải tách rời. Không để làm cho con cái mất đi cảm giác về cuộc sống yên bình và ổn định, cha mẹ phải cố gắng không phạm những sai lầm như sau sau cuộc ly hôn.
1 - Tranh cãi
Rõ ràng là khi thất vọng, bạn rất khó kiềm chế cảm xúc. Những oán giận vẫn còn tươi mới, cảm giác thuộc về nhau còn chưa mất đi , và điều đó khiến người ta khó lòng quên đi nhiều thói quen cũ. Những cảm xúc còn lại sẽ bị trút hết vào những vấn đề chưa được giải quyết. Và vì thế vợ chồng trong những cuộc gặp mặt sẽ bắt đầu tìm cách làm rõ những trạng thái đó của mình cùng với tiếng la hét, lên án, thậm chí lăng nhục nhau. Những cuộc cãi nhau sẽ càng làm đứa trẻ nhận ra tình trạng đổ vỡ của một gia đình, điều đó biến thành thảm họa trong tâm trí trẻ đẩy chúng vào tình trạng lo lắng, cô lập và thậm chí trầm cảm.
Vì vậy, điều đầu tiên cần làm là hãy để cuộc sống và bạn và con càng sớm trở nên bình yên càng tốt, dù có chỉ là vẻ bên ngoài. Tất nhiên, đây chính là điều khó khăn nhất, bởi vì tất cả những người trong cuộc đều phải không chỉ là hiểu mà còn phải cảm thấy mọi việc bình thường. Hãy cố gắng giải thích cho trẻ điều gì đang xảy ra một cách bình tĩnh. Và nhất định phải nhấn mạnh với trẻ rằng tất cả những điều đó sẽ không ảnh hưởng gì tới cuộc sống của trẻ.
2 - Tìm kiếm sự cảm thông của người khác
Khi bạn bị tổn thương, theo bản năng bạn sẽ tìm đến sự giúp đỡ của những người xung quanh, hay nói đúng hơn, tìm đến những người bênh vực mình. Tuy nhiên, khi bạn càng để nhiều người tham gia vào thì mâu thuẫn sẽ càng lớn, bởi mỗi người sẽ có ý kiến của mình. Thỏa thuận đạt được giữa hai nhóm người sẽ khó khăn hơn là chỉ giữa hai người.
Đặc biệt mọi việc sẽ còn tệ hơn nếu tham gia vào cuộc chiến này là ông bà của những đứa trẻ, vì họ luôn có mâu thuẫn với con rể, con dâu, những người họ cho là cội nguồn của tai họa. Và họ thường khá gay gắt trong các chỉ trích của mình. Điều gì xảy ra cho đứa trẻ? Nó dần dần cảm thấy nó mất không chỉ cha mẹ, không chỉ hình ảnh về một gia đình - mà còn cảm thấy rằng những người thân trở thành những người xa lạ, thù địch. Trước đó, họ nói về cha mẹ tốt đẹp hơn, dạy chúng kính trọng và vâng lời, còn bây giờ họ nói xấu con dâu con rể, bới móc đủ mọi chuyện điều đó có thề khiến một đứa trẻ ở bất cứ lứa tuổi nào bị tổn thương.
Nếu bạn không thể bảo vệ gia đình khỏi sự can thiệp của những thì trong bất kỳ tình huống nào bạn cũng đừng chỉ trích hành vi của họ: "Một người phụ nữ đàng hoàng mà không biết cư xử " Tốt hơn hết bạn hãy dạy cho con của bạn hiểu điều này một cách nhẹ nhàng hơn: "Bà yêu con, bà buồn vì con không được sống cùng với mẹ và bố, vì vậy bà nói vậy".
3- Bi kịch hóa mọi việc
Có một sai lầm lớn có thể xảy ra trong tình huống một trong hai người, bố hay mẹ lập gia đình mới. Thành viên trong mối quan hệ gia đình sẽ nhiều hơn. Và cảm xúc cũng sẽ phức tạp hơn. Đó là sự ghen tuông của người mới với quá khứ của bố hay mẹ, là cảm giác tội lỗi về quá khứ của đối tác mới của mình, và cảm giác tội lỗi với con cái vì sự tan vỡ của gia đình, là sự khó chịu vì phải chăm sóc con người khác. Tất cả điều này, tất nhiên, sẽ ngăn cản việc xây dựng mối liên lạc tốt đẹp giữa con cái và gia đình mới của mình, cũng như giữa chính những đứa trẻ khác cha mẹ.
Trong trường hợp này, lời khuyên cho bạn là đừng bi kịch hóa, hay trầm trọng hóa mọi vấn đề, hãy nhớ rằng trẻ em thích nghi với mọi hoàn cảnh mới khá dễ dàng. Cha mẹ sống riêng hay chung, trẻ cuối cùng sẽ chấp nhận tình huống và biết cách tồn tại trong đó một cách thoải mái nếu tuổi thơ của nó được dẫn dắt tự nhiên và không có sự can thiệp, ảnh hưởng quá bi kịch của người lớn. Vì vậy, hãy nhớ điều quan trọng ly hôn thật ra sẽ không ảnh hưởng tiêu cực đến một đứa trẻ nếu cha mẹ cảm nhận chúng nhẹ nhàng và chân thành tin rằng tình hình thay đổi theo hướng tốt hơn.
4 - Thay đổi đột ngột
Sai lầm nay phát xuất suy nghĩ của người lớn cho rằng con cái là nạn nhân của hoàn cảnh. Họ tin rằng nó đã bị mất đi hoàn toàn sự chú ý của cha (mẹ). Vì thế khi họ cố gắng để giúp đỡ con cái thì họ lại thay đổi cách giáo dục quen thuộc, họ bắt đầu thường xuyên hơn hay ít hơn la mắng hay khen ngợi con, họ thương xót con, họ không quan tâm đến điểm số ở trường của con nữa vân vân và vân vân.
Thông thường nhất là, khi cảm thấy có lỗi với con, họ bắt đầu chăm sóc con gần như đối với một bệnh nhân. Nhưng cũng có thể xảy ra và ngược lại: cha mẹ khi bị bận rộn trong việc nghĩ và lo về cuộc sống của chính mình thì không còn quan tâm đến con cái như trước, họ đẩy trách nhiệm này cho ông bà hoặc người giúp việc. Dù là tình huống nào đi chăng nữa trong những tình huống trên cũng gây cho trẻ cảm giác về sự bất ổn. Đôi khi tình trạng này có thể trở thành nguyên nhân sự rối loạn thần kinh của trẻ. Vì vậy, hãy cố gắng giữ nguyên những kiểu cách sinh hoạt, học tập của trẻ.
5 - Tìm kiếm kẻ thù
Nếu mối quan hệ giữa chồng và vợ cũ sau khi ly hôn (và nó thường) không thân thiện, thường người lớn luôn cố gắng chứng minh sự đúng đắn của mình, cố gắng lôi kéo các con về phía mình để chống lại vợ hay chồng cũ. Thậm chí những người rất thông minh và bình tĩnh cũng có thề mắc vào sai lầm này: Cần phải cho con cái biết sự thật. Đây là một sai lầm phổ biến, mà ảnh hưởng của nó kéo dài nhiều năm.
Đối với trẻ em điều này là rất đau đớn, vì trẻ yêu thương cả cha lẫn mẹ, và điều đó là không thể thay đổi. Vì vậy phải nghe những điều khó chịu về bố hay mẹ với chúng là rất khó khăn – bên trong đứa trẻ nó không thể đồng ý với cha mẹ và nó sẽ trải qua sự rối loạn tinh thần nghiêm trọng. Bên cạnh đó lòng tin vào người lớn của trẻ sụt giảm nghiêm trọng và trẻ em không biết tin ai bây giờ.
Vì vậy, bằng mọi giá, hãy cố gắng kiềm chế những ý kiến như vậy. Nếu bạn phải đối mặt với những lời buộc tội và lăng mạ của đối phương, hãy cư xử bình tĩnh. Đừng đáp trả, đừng chứng minh rằng bạn tốt hơn. Điều quan trọng là đứa trẻ hiểu bạn không muốn tham gia vào trò chơi này. Chỉ có cách đó mới mang lại một kết quả tích cực, và cuối cùng, khi niềm những cảm xúc bột phát qua đi, mối quan hệ của bạn sẽ dần ổn định.
6 - Quan hệ với người mới
Sẽ có một sai lầm đối với những thành viên mới của gia đình - vợ hay chồng mới - khi họ cố gắng xây dựng một mối quan hệ với con ghẻ. Cảm thấy người lớn dễ bị tổn thương trong tình huống này, trẻ có thể bắt đầu kể lại những cuộc trò chuyện của người khác và đưa ra nhận xét như: "Mẹ tôi xinh hơn", "Mẹ tôi luôn luôn nấu ăn ngon", "Bố tặng cho mẹ những bông hoa đẹp hơn". Phải nghe những điều đó thật là khó chịu.
Đừng mắc sai lầm, bình tĩnh là con át chủ bài của bạn, hãy coi đó là những ý kiến của một đứa trẻ bị tổn thương đang trải qua một giai đoạn khó khăn trong cuộc sống. Không bao giờ nên mắng chúng vì điều đó và đừng cố gắng chứng minh rằng "Nếu ba con đã ly dị với mẹ con thì bà ta chẳng có gì đáng khen". Nếu làm thế, bạn chỉ khiến chúng chống lại bạn". Đối với tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ mẹ luôn luôn là người phụ nữ tuyệt vời nhất trên thế giới. Cố gắng chống lại điều này, bạn sẽ chỉ làm mối quan hệ với các con riêng của vợ hay chồng khó khăn hơn.
Sẽ tốt hơn nhiều nếu bạn nói "Tất nhiên, tất cả mọi người đều yêu thương mẹ của mình. Cô yêu mẹ cô, và con yêu mẹ con, với chúng ta họ luôn đẹp nhất" . Nội dung của cuộc trò chuyện về chủ đề này sẽ phụ thuộc vào tình hình cụ thể. Đôi khi bạn có thể giả vờ rằng bạn không để ý tới chúng, đôi khi có thể đưa ra những câu đùa thích hợp. Nhưng nó cũng có thể là cuộc trò chuyện nghiêm trọng: "Cô không thích những gì con nói, mặc dù cô hiểu tại sao chúng ta hãy quyết định không nói bất cứ điều gì gây khó chịu cho nhau". Ngay cả một đứa trẻ năm tuổi cũng hoàn toàn có thể hiểu điều bạn yêu cầu.
Không thể nói chính xác vào lứa độ tuổi nào thì một đứa trẻ sẽ khó khăn hơn trong việc làm quen với tình hình mới. Điều đó phụ thuộc nhiều vào các mối quan hệ trong gia đình trước khi ly hôn, và, tất nhiên vào cá tính của đứa trẻ. Cũng có trường hợp trẻ em hiểu về việc ly dị, và cuộc sống sau đó tích cực. Nhưng điều đó có được với sự giúp đỡ của người lớn, vì trẻ con không thể tự đối phó với tất cả sự phức tạp của cuộc sống.
7 - Một đứa con mới
Bạn sẽ cư xử như thế nào khi trong gia đình mới xuất hiện đứa con chung là điều rất quan trọng. Trong niềm vui sướng, sự chờ đợi, cha mẹ không còn chú ý nhiều đến đứa con riêng của mình. Và với đứa trẻ, đó sẽ là một chấn thương nghiêm trọng, vì nó hiểu rằng tất cả những gì quan trọng với nó đã mất đi hoàn toàn và vĩnh viễn. Nó sẽ cảm thấy mình là người thừa nhất là khi cả bố lẫn mẹ đều có em bé mới.
Vì vậy, tốt hơn hết là hãy làm sớm điều gọi là “chủng ngừa cảm xúc": "Con muốn có em gái hay em trai?" "Con sẽ dạy em làm những chiếc tàu giống như vậy nhé?", "Con sẽ chọn màu phòng cho em bé nhé". Tất nhiên, không nên nói quá thường xuyên và quá hân hoan. Điều quan trọng là làm sao cho đứa trẻ hiểu rằng tình cảm bạn dành cho chúng không hề thay đổi vì sự ra đời của em bé mới, nó sẽ vẫn là đứa con yêu thương, là một điều có ý nghĩa trong cuộc sống của bạn.
Nguồn PNO
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065