Đoàn Việt Nam tại Hội nghị Paris
Năm nay đã ở tuổi 95 nhưng ông Hà Văn Lâu vẫn rất minh mẫn với giọng nói rõ ràng, mạch lạc. Nhớ lại những kỷ niệm không thể nào quên của những năm tháng kiên trì đàm phán, dòng hồi tưởng về giai đoạn lịch sử này lại ùa về trong ông với niềm xúc động lớn lao.
Những bài học kinh nghiệm
Đánh giá về những bài học kinh nghiệm trong thắng lợi của Hội nghịParis, ông Hà Văn Lâu nhấn mạnh, bao trùm lên tất cả là bài học về sự lãnh đạo sáng suốt và bản lĩnh lãnh đạo vững vàng của Đảng ta và về sự vận dụng đúng đắn tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh. Trong mọi hoàn cảnh, trước mọi ý đồ và mưu mô xảo quyệt của đối phương, chúng ta vẫn kiên định lập trường, có đối sách thích hợp, linh hoạt, tạo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các mặt trận đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao. Đồng thời, Đảng ta đã độc lập tự chủ trong mọi quyết sách, mọi bước đi, luôn ở thế chủ động tiến công, kiên định nguyên tắc nhưng linh hoạt trong sách lược đàm phán. Đảng ta đã vận dụng tài tình tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong việc đánh giá cục diện quốc tế, diễn biến và so sánh lực lượng ở chiến trường, nội tình nước Mỹ, từ đó xác định các thời cơ lớn của ngoại giao và đàm phán.
Trong quá trình đàm phán, ta đã vận dụng ba nhân tố: chiến trường, đàm phán và quốc tế nhằm tăng cường thế và lực cho đất nước. Cùng với đó là bài học về sự kết hợp và bổ trợ lẫn nhau, phối hợp tài tình giữa đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao, giữa chiến trường và bàn đàm phán, đó là sự phối hợp giữa "đánh và đàm." Thắng lợi và thực lực trên chiến trường đóng vai trò quyết định đối với thắng lợi trên bàn đàm phán. Ngược lại, thắng lợi trên bàn đàm phán cũng góp phần tác động đến thắng lợi trên chiến trường…
Đoàn Ba Bảy
Ông Hà Văn Lâu kể: Phải đến năm 1968, khi trên chiến trường miền Nam ta đã giành được những thắng lợi quan trọng, Tổng thống Mỹ Johnson mới chịu ngừng ném bom Bắc Việt Nam, sẵn sàng thương lượng với Chính phủ Việt Nam dân chủcộng hòa. Hai bên đã thỏa thuận bắt đầu đàm phán tại Paris vào ngày 13/5/1968.Đoàn Việt Nam được thành lập ban đầu có 37 người, nên được gọi là “Đoàn ba bảy”,Trưởng đoàn là đồng chí Xuân Thủy. Với tư cách là Phó đoàn, ông Hà Văn Lâu được cử đi tiền trạm lo chỗ ăn, chỗ ở cho đoàn, chỗ họp hội nghị...
Sau ngày Hội nghị khai mạc, trong suốt trong thời gian dài, hội nghị diễn ra trong thế giằng co, thăm dò lập trường lẫn nhau, Phó đoàn Việt Nam Hà Văn Lâu và Phó đoàn Mỹ Vance luôn có các cuộc họp thăm dò để chuẩn bị cho những cuộc tiếp xúc riêng của cấp Trưởng đoàn bàn thực chất của các vấn đề.
Chuyện về cái bàn hội nghị
Ông Hà Văn Lâu cho biết: Ở giai đoạn 2, ngày 4-12-1968, ông gặp Vance chủ yếu là bàn về thủ tục phòng họp ở đâu, nói bằng thứ ngôn ngữ nào, ai sẽ nói trước, hình thù cái bàn ngồi họp ra sao... Chỉ riêng chuyện cái bàn, phía Mỹ đã kéo thành 8 cuộc họp, mất gần hai tháng để Vance tranh luận với Hà Văn Lâu. Mỹyêu sách, kèo nèo mãi quanh mấy cái mặt bàn, chân bàn, không phải về kỹ thuật hình thức, kiểu dáng cái bàn mà thực chất đây là cuộc đấu tranh lập trường giữa hai bên.
Phía Mỹ cho là Hội nghị Paris tiếp theo chấm dứt ném bom miền Bắc phải là cuộc họp của hai bên: một bên là Mỹ và chính quyền Sài Gòn, một bên là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Vance đưa rađến 10 kiểu bàn để thể hiện lập trường 2 bên của Mỹ, cố tình phủ nhận vai trò của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Còn phía Việt Nam nêu rõ đây là hội đàm 4 bên để nâng tầm chính trị, đề cao vai trò của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và trong đàm phán, nên đưa ra mẫu bàn hình vuông, Mỹ lại đề nghị bàn hình chữ nhật.
Ở lần họp thứ 6, Phó đoàn Hà Văn Lâu đưa ra hai kiểu bàn mới hình thoi và hình tròn chia tư. Đến cuộc họp lần thứ 7, Vanxơ đưa ra hai kiểu bàn: hình bầu dục cắt dọc đôi và hình tròn cắt đôi, phía Việt Nam bác bỏ... Ông Lâu nhớ lại, quanh chuyện cái bàn này, đồng chí Xuân Thủy đã nói: “Thật là buồn cười, hồi bé, trẻ con hay tranh nhau chỗ ngồi bàn này, bàn kia, ghế nọ, ghế kia. Bây giờ bạcđầu, trên trường quốc tế, người ta vẫn tranh nhau như vậy...”
Đến ngày 3-1-1969, tại lần họp thứ 8, suốt 4 giờ liền Vance tranh luận với ông Lâu về chuyện cái bàn. Đến lần họp thứ 9 (12-1), hai bên tiếp tục tranh cãi, phía Mỹ giữ quan điểm cái bàn ngồi phải thể hiện là họp hai phía, ta không chịu,đòi phải thể hiện rõ bốn bên. Phải đến lần họp thứ 10 ngày 16-1, khi Liên Xô đưa ra sáng kiến chiếc bàn tròn, không phân biệt ranh giới cụ thể giữa 4 đoàn, phía Mỹ mới chịu chấp nhận. Theo mô tả của ông Hà Văn Lâu: trên bàn họp không có cờ,không có bảng tên từng đoàn. Đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngồi đối diện vớiđoàn Mỹ, còn đoàn Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ngồi đối diện với đoàn Việt Nam Cộng hòa. Bên cạnh bàn tròn lớn có 2 bàn tròn nhỏ dành cho thưký. Do vậy có thể hiểu sao cũng được. Bộ Ngoại giao Pháp đã làm giúp cái bàn họp, chỉ đóng trong một đêm là xong. Còn về chuyện ai nói trước, Việt Nam Dân chủ Cộng hò và Mỹ dành cho Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa rút thăm...
Sau những ngày dài né tránh và chờ bầu xong tổng thống mới, Mỹ buộc phải chấp nhận họp bốn bên ở Hội nghị Paris. 10 giờ 30 phút sáng 25-1-1969, Hội nghịParis 4 bên đã khai mạc trọng thể tại phòng lớn của Trung tâm Hội nghị Quốc tếphố Cơbêle.
(Theo TTXVN)