2 năm qua, đã có 14.032 lao động nông thôn trong tỉnh được đào tạo 17 nghề, với 417 lớp. Tỷ lệ học viên có việc làm sau đào tạo đạt trên 70%.
Hầu hết học viên học các lớp chăm sóc, khai thác mủ cao su (chiếm phần lớn các lớp học nghề) mong muốn nhưng không được tuyển dụng vào các doanh nghiệp mà phải làm cho cao su tiểu điền.
LĐNT học nghề chăm sóc, khai thác mủ cao su tại huyện Bù Đăng
Theo thống kê của Ban chỉ đạo chương trình việc làm và dạy nghề tỉnh tại hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về dạy nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) chiều 10-4, việc dạy nghề cho LĐNT đã có sự chuyển biến khá mạnh mẽ trong hai năm qua. Điển hình như: 100% các huyện, thị hoàn thành tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề thực tế của LĐNT. Toàn tỉnh xây dựng được 2 mô hình thí điểm dạy nghề “Quản lý khai thác cao su” và “Kỹ thuật chăn nuôi gà”. Thành lập thêm 2 trung tâm dạy nghề (TTDN), nâng tổng số TTDN lên 5/10 huyện, thị xã…
Mục tiêu đào tạo nghề lao động nông thôn - Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 40% vào năm 2015. - Trong năm 2012, đào tạo nghề cho 3.200 lao động nông thôn, dân tộc thiểu số, lao động thuộc hộ nghèo, lao động bị thu hồi đất canh tác. Tỷ lệ lao động kiếm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi học nghề tối thiểu đạt 70%. |
Tại hội nghị, nhiều vấn đề quan trọng đã được thảo luận nhằm đưa ra định hướng cho thời gian tới, như: Những mặt được và hạn chế trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã; xác định ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn gắn với cung cấp thông tin thị trường, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ nông nghiệp; đào tạo gắn với giải quyết việc làm sau tốt nghiệp của học viên…
Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Huy Phong, Trưởng ban chỉ đạo chương trình việc làm và dạy nghề tỉnh đã chỉ ra những tồn tại trong quá trình thực hiện: 4 huyện chưa xây dựng được đề án dạy nghề phải khắc phục trong thời gian sớm nhất, gắn với đặc thù của từng địa phương. Ngành nghề đào tạo LĐNT vẫn chưa đa dạng. Tỷ lệ phải đi tìm việc làm sau đào tạo vẫn còn cao, chưa gắn kết được cơ sở đào tạo với học viên và đơn vị sử dụng lao động. Trước mắt, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội rà soát nhu cầu thực tế, độ tuổi, số lượng LĐNT chưa được đào tạo để quy hoạch dạy nghề có địa chỉ, gắn với phát triển sản xuất và tăng thu nhập sau khóa học. Sở Nội vụ sớm bổ sung biên chế quản lý dạy nghề, việc làm của phòng lao động các huyện để làm tốt hơn công tác này.
Mỹ Thành
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065