1.268 trên tổng số 2.942 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh làm ăn thua lỗ trong quý I năm 2012 (không tính 545 doanh nghiệp chưa kê khai nộp thuế). Đây là thống kê được sở Kế hoạch - Đầu tư công bố ngày 11-7 tại buổi làm việc của tổ công tác rà soát, kiểm tra hoạt động các doanh nghiệp với Phó chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Tòng cùng lãnh đạo ngành chức năng và Ngân hàng nhà nước, các ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.
Thẳng thắn với các ngân hàng, Phó chủ tịch Phạm Văn Tòng đề nghị: |
Đầu năm 2012, tỷ lệ này là 988 doanh nghiệp làm ăn thua lỗ trên tổng số 2.035 doanh nghiệp toàn tỉnh (không tính 380 doanh nghiệp chưa kê khai nộp thuế).
Trong số 1.268 doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, có 143 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến nông sản, 176 doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, còn lại trong các lĩnh vực khác.
Thống kê cho thấy, nguyên nhân chính dẫn tới các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu hạt điều làm ăn thua lỗ là do cây điều bị ảnh hưởng bởi thời tiết diễn biến bất thường, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, sản lượng đạt thấp, trong khi đó giá xuất khẩu cũng thấp, thiếu hụt nguồn nguyên liệu cung ứng cho nhà máy chế biến, doanh nghiệp thiếu vốn nghiêm trọng do hàng tồn kho nhiều, thị trường điều trong tình trạng ứ đọng.
Các doanh nghiệp khác gặp nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm, giá xuất khẩu thấp, thiếu vốn sản xuất, khó tiếp cận vốn vay ngân hàng, chưa tiếp cận được vốn vay lãi suất thấp mặc dù Ngân hàng nhà nước đã có thông báo giảm lãi suất liên tục, trong khi đó ngân hàng chưa chủ động hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời theo tinh thần của Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10-5-2012 của Chính phủ về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường…
Tuy nhiên, tại buổi làm việc, Phó giám đốc ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Bình Phước Lý Ngọc Linh lại cho rằng, qua tỷ lệ tăng trưởng tín dụng (kịch trần) từ đầu năm đến nay cho thấy các ngân hàng không thiếu vốn và không thể nói là doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay ngân hàng. Nguyên nhân chính dẫn tới doanh nghiệp gặp khó khăn do bối cảnh chung và doanh nghiệp thiếu chiến lược phát triển bền vững.
Phó giám đốc ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Bình Phước cho biết: Qua khảo sát thực tế cho thấy doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thiếu vốn là do tồn hàng, chưa xuất khẩu được nên chưa thu hồi được vốn đầu tư. Hàng tồn từ năm trước sản xuất thời điểm giá nguyên liệu cao, nay giá xuống thấp nếu xuất ra thì lỗ, không xuất thì hàng giảm chất lượng. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới người trồng điều thất thu nhưng giá hạt điều vẫn thấp và doanh nghiệp cũng không nhập điều về sản xuất.
Phó giám đốc sở Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Thanh Bình cho rằng, ngân hàng cần làm việc trực tiếp với từng doanh nghiệp đang gặp khó khăn và tìm biện pháp tháo gỡ giúp doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp khó khăn dẫn đến phá sản thì sẽ kéo theo “rắc rối” cho ngân hàng.
Trần Phương
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065