Lãnh đạo các quốc gia ký tuyên bố thành lập cộng đồng ASEAN
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng vươn rộng mạng lưới hoạt động với nhiều nhánh và phần tử tham gia tại khắp nơi trên thế giới. Trong nửa đầu năm 2015, hơn 7.000 chiến binh nước ngoài đã tham gia IS. Tổ chức này đã nhận trách nhiệm gây ra hàng loạt vụ khủng bố đẫm máu tại nhiều khu vực trên thế giới như: vụ rơi máy bay Nga tại bán đảo Sinnai (Ai Cập) làm 224 người thiệt mạng; vụ khủng bố Paris ngày 13-11, khiến ít nhất 132 người thiệt mạng; vụ xả súng tại California (Mỹ) ngày 3-12, khiến 14 người thiệt mạng. Ngày 7-1-2015, tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo tại Paris (Pháp) bị tấn công khủng bố, 12 người chết... Boko Haram - nhóm Hồi giáo cực đoan tại Nigeria, cũng mở rộng phạm vi hoạt động, cướp đi mạng sống của nhiều người tại bắc Cameroon, Chad và bắc Niger.
Sau vụ khủng bố tại Paris ngày 13-11, nước Pháp đã cảnh giác cao độ
2. THẾ GIỚI HƯỚNG VỀ BIỂN ĐÔNG
Vấn đề biển Đông trong năm 2015 tiếp tục là điểm nóng. Trung Quốc một mặt tuyên bố ngừng bồi đắp các bãi đá và đảo chìm ở biển Đông nhưng mặt khác, tiếp tục xây dựng nhiều công trình trên các thực thể này, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Trung Quốc đang mưu đồ độc chiếm biển Đông
Trước tình thế đó, Mỹ đã đưa tàu khu trục vào khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp trái phép và điều máy bay do thám Poisedon tới Singapore để tuần tra biển Đông. Máy bay ném bom B52 của Mỹ cũng đã bay gần các đảo này. Philippines đã kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài quốc tế La Hay và tòa này đã mở phiên xử, sẽ ra phán quyết trong nửa đầu năm 2016.
Australia tuyên bố tuần tra biển Đông, xem đây là biện pháp bảo vệ an ninh hàng hải trong khu vực là đường vận chuyển hàng hóa trị giá 5.000 tỷ USD hằng năm. Nhiều nước và tổ chức tuyên bố ủng hộ quan điểm của Việt Nam về biển Đông thông qua rất nhiều hội thảo quốc tế tại các nước, theo đó thống nhất không làm phức tạp thêm tình hình và giải quyết vấn đề thông qua các biện pháp hòa bình.
3. CUỘC KHỦNG HOẢNG DI CƯ Ở CHÂU ÂU
Số người di cư vào châu Âu bằng đường bộ và đường biển năm 2015 đã vượt ngưỡng 1 triệu, theo thống kê của Tổ chức Di cư quốc tế (IOM). Đây là cuộc khủng hoảng di cư chưa từng có và nghiêm trọng nhất kể từ sau Thế chiến II. Cuộc khủng hoảng này vẫn còn là bài toán nan giải, đẩy Liên minh châu Âu (EU) rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” khi những giá trị và lợi ích châu Âu đặt ra cách đây hơn 60 năm đang bị thách thức bởi làn sóng di cư có quy mô chưa từng thấy.
Mỗi ngày có hàng trăm ngàn người Syria vượt biển tràn vào châu Âu
4. CĂNG THẲNG GIỮA NGA VÀ PHƯƠNG TÂY
Từ ngày 24-11, máy bay Su-24 của Nga bị tên lửa từ máy bay F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria với lý do vi phạm không phận 17 giây. Trong khi đó, Nga tuyên bố máy bay hoạt động hoàn toàn trong vùng trời Syria và không đe dọa an ninh Thổ Nhĩ Kỳ. Để trả đũa, Nga đã đình chỉ tất cả các dự án chiến lược song phương giữa 2 nước. Mâu thuẫn giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã leo thang vượt ra ngoài vấn đề Syria, kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
Máy bay Su-24 của Nga
5. GIÁ DẦU CHẠM ĐÁY 11 NĂM
Đúng như lo ngại của các nhà dự báo, giá dầu thô những phiên cuối năm 2015 xuống dưới mức 36 đô la Mỹ/thùng, thấp nhất trong 11 năm. Thay vì tạo động lực cho nền kinh tế toàn cầu, giá dầu giảm lại khiến nhiều nước bị “tổn thương”.
6. CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN CHÍNH THỨC RA ĐỜI
Ngày 22-11, lãnh đạo 10 nước ASEAN ký Tuyên bố Kuala Lumpur về hình thành Cộng đồng ASEAN 2015 và Tuyên bố Kuala Lumpur về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, với sự chứng kiến của Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki-moon và nguyên thủ 8 nước đối tác đối thoại là Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Ấn Độ, Nga và Mỹ. Ngày 31-12-2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức ra đời, là dấu mốc quan trọng trong lịch sử của ASEAN. Sự kiện đang thu hút mối quan tâm của cộng đồng quốc tế. AEC sẽ là thị trường khổng lồ 2.600 tỷ USD với dân số trên 622 triệu người, trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 ở châu Á và thứ 7 trên thế giới.
7. HOÀN TẤT ĐÀM PHÁN TPP
Sau hơn 5 năm đàm phán, Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa 12 nước thành viên chính thức hoàn tất vào ngày 5-10. TPP được xem là hiệp định của thế kỷ vì quy tụ các nước nắm giữ tới 40% GDP (tổng sản phẩm quốc nội) toàn cầu và có thể giúp nền kinh tế toàn cầu tăng thêm 300 tỷ đô la Mỹ/năm.
Các thành viên trong bàn đàm phán TPP
8. ĐẠT THỎA THUẬN LỊCH SỬ VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Sau thất bại tại hội nghị về biến đổi khí hậu tại Copenhagen năm 2009, tháng 12-2015, gần 200 nước dự Hội nghị Công ước khung Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (COP 21) tại Paris thông qua thỏa thuận nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu. Thỏa thuận Paris được coi là sự hợp tác quốc tế rộng rãi nhất từ trước tới nay và cũng là cơ hội để cứu hành tinh khi đặt mục tiêu hạn chế mức tăng nhiệt độ trái đất không quá 20C vào năm 2100 so với thời kỳ tiền cách mạng công nghiệp. Các nước phát triển cam kết chi tối thiểu 100 tỷ USD mỗi năm giúp các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu.
9. VỤ BÊ BỐI THẾ KỶ CỦA FIFA
Hàng loạt quan chức cấp cao của Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) bị cáo buộc tham nhũng, rửa tiền và nhận hối lộ lên tới hàng trăm triệu USD, trong đó có những tên tuổi hàng đầu như Chủ tịch FIFA Sepp Blatter và Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá châu Âu Michel Platini. Những vụ bê bối này đã làm hoen ố hình ảnh FIFA, đặt ra yêu cầu phải nhanh chóng cải tổ mạnh mẽ tổ chức này.
Ông Sepp Blatter bị một diễn viên hài kịch người Anh tung những đồng đôla Mỹ giả nhằm phản đối tại cuộc họp báo ở Zurich, Thụy Sĩ ngày 20-7-2015.
10. TÌM THẤY HÀNH TINH MỚI GIỐNG TRÁI ĐẤT
Ngày 23-7, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ NASA thông báo phát hiện một hành tinh ngoài hệ mặt trời với nhiều đặc điểm giống trái đất nhất từ trước tới nay. Hành tinh được đặt tên là Kepler-452b, có đường kính gấp 1,6 lần đường kính của trái đất và nằm cách trái đất khoảng 1.400 năm ánh sáng, quay quanh 1 ngôi sao lớn có kích cỡ và độ sáng tương tự mặt trời, có dấu hiệu của nước trên bề mặt và 1 năm trên Kepler-452b có 385 ngày. Đây là phát hiện mang tính cách mạng, tăng thêm hy vọng cho công cuộc tìm kiếm sự sống ngoài trái đất.
Hình ảnh trái đất (trái) và hành tinh mới Kepler-452b (phải)
T.S (tổng hợp)
Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước
Trụ sở: Số 1 - Trần Hưng Đạo - P. Tân Phú
- TP. Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước
Giấy phép xuất bản số: 430/GP-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 11/10/2019
Ghi rõ nguồn "Bình Phước Online" khi phát hành lại thông tin từ Website này
Giám đốc - Tổng biên tập: Nguyễn Thị Minh Nhâm
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Đoàn Như Viên
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Phan Văn Thảo
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Thành Long
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Cao Minh Trực
Phó Giám đốc - Phó Tổng biên tập: Nguyễn Ngọc Vũ
Đường dây nóng: 0866.909.369
Email: [email protected]
Điện thoại: 0271.3887189 - 0271.3870020
Fax: 0271.3870720
Liên hệ quảng cáo: 0271.2211556 - 0271.3887065